Trung Tâm Ý Tế Dự Phòng Đà Nẵng https://yteduphongdanang.vn Sun, 14 Apr 2024 15:48:50 +0000 vi hourly 1 Cộng đồng chung tay phòng chống Sốt xuất huyết https://yteduphongdanang.vn/cong-dong-chung-tay-phong-chong-sot-xuat-huyet/ https://yteduphongdanang.vn/cong-dong-chung-tay-phong-chong-sot-xuat-huyet/#respond Sun, 28 Jan 2024 05:32:28 +0000 https://yteduphongdanang.vn/cong-dong-chung-tay-phong-chong-sot-xuat-huyet/

Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Trong năm 2018, Đà Nẵng ghi nhận gần 5.000 ca SXH với một số quận có số ca mắc cao là Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu. Mặc dù các đơn vị, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch SXH nhưng tình hình dịch SXH trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp.

Diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi là biện pháp chủ yếu để phòng bệnh lại chưa được người dân chú ý đúng mức. Trong khi thực tế, đây lại là bệnh muốn đẩy lùi thì phải cần sự góp sức của cả cộng đồng bởi SXH là một bệnh do muỗi truyền. Muỗi có đặc điểm sinh sản trong các dụng cụ chứa nước, phế thải mà hầu hết mọi gia đình đều có. Nơi cư trú của muỗi là ở xung quanh nơi con người sinh sống, nhất là những chỗ tối như: gầm giường, hốc tủ, quần áo treo trên vách, chăn màn, dây phơi đồ và đồ dùng trong nhà. Muỗi tồn tại xung quanh chúng ta và muốn không còn bệnh SXH thì chúng ta phải diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi và việc này cần sự chung tay của tất cả mọi người.

Hiện nay, bệnh xuất hiện quanh năm, do vậy, SXH đã và đang trở thành vấn đề cấp bách cần sự quan tâm của mọi người. Để công tác phòng, chống SXH đạt hiệu quả cao thì bài toán về vệ sinh nhà cửa, môi trường vẫn phải tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Hãy tự nâng cao ý thức phòng bệnh của mình nhằm bảo vệ chính mình, gia đình mình và cộng đồng bằng cách không tạo môi trường thuận lợi cho muỗi trú ẩn, đẻ trứng và tìm cách loại bỏ trứng muỗi, diệt bọ gậy, diệt muỗi, phòng chống muỗi đốt. Bên cạnh đó, cần phối hợp tích cực với ngành y tế trong các đợt xử lý môi trường, xử lý ổ dịch. Hiện nay đang có một thực tế là nhiều hộ gia đình chưa quan tâm đến việc diệt lăng quăng, diệt muỗi. Một số khác lại có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các đợt phun hóa chất của Ngành Y tế chứ chưa chủ động phòng dịch hoặc không hợp tác trong việc phun thuốc tại hộ gia đình vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc chỉ chờ phun thuốc diệt muỗi mà không diệt bọ gậy hoặc không muốn phun thuốc sẽ dẫn đến hiệu quả phòng chống dịch không cao. Nếu như công tác phòng chống dịch SXH chỉ trông chờ vào ngành y tế thì rất khó đạt kết quả như mong muốn.

Nên chú ý gì để phòng bệnh SXH hiệu quả

Diệt lăng quăng/bọ gậy phải được coi là biện pháp đầu tiên. Ngoài các nơi lăng quăng thường sinh sống như lu, bình hoa, chậu nước chống kiến… cần lưu ý thêm các ổ lăng quăng ở: các công trình xây dựng có tầng hầm dễ đọng nước; rác trên mặt đất, ven kênh rạch, có thể đọng nước mưa; hòn non bộ, chậu kiểng có chứa nước; các mảnh đất trống, có rào nhưng chưa xây dựng, nhiều rác, cỏ làm đọng nước. Bên cạnh đó phải chú ý đến việc diệt muỗi và phòng chống muỗi đốt để tránh bị lây truyền bệnh.

Thứ hai là hóa chất diệt muỗi được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đều đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo an toàn với người, gia súc, gia cầm và đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Phun hóa chất diệt muỗi là phun không gian ở thể tích cực nhỏ với lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương nhưng có hiệu quả tối đa. Chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất sẽ khuếch tán trong không gian nên việc lo ngại thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe là không có cơ sở.

Để công tác phun hóa chất đạt hiệu quả cao, người dân cần hợp tác thực hiện tốt các công việc sau đây:

– Diệt lăng quăng, bọ gậy tại gia đình và quanh khu vực sinh sống.

– Bố trí người ở nhà để mở cửa cho công nhân phun hóa chất diệt muỗi theo thời gian  mà Tổ trưởng Tổ dân phố thông báo.

– Che đậy dụng cụ chứa nước, thực phẩm và di chuyển vật nuôi chim, cá cảnh, ong đến nơi an toàn.

–  Đề phòng hỏa hoạn nên tắt bếp nấu, công tắc điện.

– Đóng tất cả các cửa ra vào, cửa sổ và giữ nguyên như thế 30 phút sau khi phun để tác dụng phun đạt hiệu quả. Chỉ cho phép người vào nhà với điều kiện nhà đã được thông gió.

– Tuyệt đối không đi theo sau nhân viên phun thuốc. Đối với trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch nên ở ngoài từ 1 – 2 giờ rồi mới vào nhà.

– Sau khi phun thuốc: lau dọn lại nhà cửa, đồ dùng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối, các sinh hoạt sau đó diễn ra bình thường.

Việc phun thuốc diệt muỗi của ngành Y tế thường được thực hiện trên diện rộng, khi vùng đó có dịch và có sự chỉ định của cơ quan y tế địa phương. Nhưng đây chỉ là biện pháp tức thời vì chỉ diệt được muỗi mà không diệt được trứng, bọ gậy và lăng quăng. Vì vậy biện pháp tốt nhất để phòng bệnh SXH là tất cả mọi người, mọi gia đình và mọi tổ dân phố hãy tích cực tham gia diệt bọ gậy/lăng quăng và loại bỏ nơi sinh sản của muỗi. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vệ sinh môi trường, tìm và diệt lăng quăng/bọ gậy, không để muỗi vằn có nơi trú ngụ và truyền bệnh SXH, bởi không có bọ gậy/lăng quăng, không có muỗi thì sẽ không có SXH.

Nguyễn Minh

]]>
https://yteduphongdanang.vn/cong-dong-chung-tay-phong-chong-sot-xuat-huyet/feed/ 0
8 cách cần áp dụng ngay lập tức để không bị bệnh sởi tấn công https://yteduphongdanang.vn/8-cach-can-ap-dung-ngay-lap-tuc-de-khong-bi-benh-soi-tan-cong/ https://yteduphongdanang.vn/8-cach-can-ap-dung-ngay-lap-tuc-de-khong-bi-benh-soi-tan-cong/#respond Sun, 28 Jan 2024 05:32:25 +0000 https://yteduphongdanang.vn/8-cach-can-ap-dung-ngay-lap-tuc-de-khong-bi-benh-soi-tan-cong/

Bệnh sởi dễ lây, nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông – xuân, với tốc độ lây nhiễm rất cao từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp. Chỉ có thể ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh khi cộng đồng dân cư được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin phòng bệnh sởi đều có thể mắc bệnh.

Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não… có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ bị mắc sởi trong khi cơ thể đã có bệnh nền. Đối với phụ nữ bị mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.

Theo các chuyên gia dịch tễ, trên thế giới trong năm 2018 bệnh sởi vẫn ghi nhận tại 184/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt có sự gia tăng số mắc tới 2,6 lần tại khu vực châu Âu, trong đó có một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi.

Tại Việt Nam, bệnh sởi có xu hướng gia tăng rải rác, cục bộ từ những tháng cuối năm 2018 đến nay, chủ yếu tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp lớn như Đồng Nai, Bình Dương… Đối tượng mắc bệnh chủ yếu chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ở trẻ em, nhưng đã ghi nhận nhiều người lớn mắc bệnh, trong đó có phụ nữ mang thai.

8-cach-can-ap-dung-ngay-lap-tuc-de-khong-bi-benh-soi-tan-cong-1

Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa.

 

Để phòng chống bệnh sởi, giảm số trẻ không được tiêm vắc xin qua nhiều năm, Bộ Y tế đã tổ chức 02 chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella tại 88 huyện của 19 tỉnh có nguy cơ cao và tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi – rubella cho trẻ 1-5 tuổi cho khoảng 4,2 triệu trẻ tại 418 huyện của 57 tỉnh, thành phố từ cuối năm 2018 đến nay, đồng thời đẩy mạnh tiêm vắc xin sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng định kỳ hàng tháng.

Phòng bệnh sởi cách nào?

Hiện nay đang trong mùa đông xuân, với sự gia tăng giao lưu, du lịch, cùng với tỷ lệ tiêm vắc xin còn chưa cao tại khu vực có mật độ dân cư cao, thường xuyên biến động dân cư, các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống khó tiếp cận dịch vụ y tế, đồng thời dịch bệnh sởi thường có chu kỳ 4 – 5 năm một lần, hiện đang nằm trong chu kỳ dịch, vì vậy dịch bệnh rất dễ bùng phát nếu không thực hiện các biện pháp đáp ứng kịp thời.

Để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Chủ động thực hiện tiêm chủng vắc xin, đây là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu và tốt nhất phòng bệnh sởi

– Đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

– Đưa trẻ đi tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi tại các vùng nguy cơ theo các đợt tổ chức tiêm của ngành y tế và chính quyền địa phương.

– Trẻ trên 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm vắc xin sởi cần được tiêm vắc xin tại các điểm tiêm chủng dịch vụ, nếu không tiêm sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh sởi bất kỳ lúc nào.

8-cach-can-ap-dung-ngay-lap-tuc-de-khong-bi-benh-soi-tan-cong-2

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu và tốt nhất phòng bệnh sởi. Ảnh minh họa.

 

2. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày.

3. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa …), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

4. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.

5. Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.

6. Cho trẻ nghỉ học khi mắc bệnh. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch..

7. Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc người nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân.

8. Khi có các dấu hiệu của bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

]]>
https://yteduphongdanang.vn/8-cach-can-ap-dung-ngay-lap-tuc-de-khong-bi-benh-soi-tan-cong/feed/ 0
Ho kéo dài vào mùa lạnh và cách xử trí https://yteduphongdanang.vn/ho-keo-dai-vao-mua-lanh-va-cach-xu-tri/ https://yteduphongdanang.vn/ho-keo-dai-vao-mua-lanh-va-cach-xu-tri/#respond Sun, 28 Jan 2024 05:32:21 +0000 https://yteduphongdanang.vn/ho-keo-dai-vao-mua-lanh-va-cach-xu-tri/

Độ tăng áp lực giữa khí phế quản, phế nang và không khí ngoài trời với việc đóng mở thanh môn, khiến tốc độ không khí được tống ra ngoài nhanh gần bằng tốc độ của âm thanh, đủ lực để đưa các dị vật ra ngoài. Khi ho, các cơ hô hấp được huy động tối đa, làm cho áp lực trong lồng ngực và đường hô hấp ở mức tăng cao nhất. Tuy vậy, khi ho nhiều, kéo dài thường khiến người bệnh rất mệt và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây ho trong đó nhiễm khuẩn đường hô hấp là nhóm bệnh phổ biến nhất, bao gồm cả nhiễm khuẩn hô hấp trên và hô hấp dưới.

Các nhiễm khuẩn hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang, cảm cúm. Đặc điểm của ho trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên là xuất hiện khá nhanh, ho có đờm do niêm mạc mũi họng tăng tiết dịch, ho thường kèm theo các triệu chứng khác như ngạt mũi, chảy mũi, sốt, đau họng, ù tai. Sau điều trị hết viêm, triệu chứng ho còn kéo dài thêm một thời gian mới hết hẳn và sẽ lại xuất hiện khi có đợt viêm mới.
 

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới cũng là nguyên nhân gây ho trong đó có viêm phế quản dễ dẫn đến ho kéo dài. Đây là tình trạng tổn thương viêm cấp hoặc mạn tính của phế quản, tổn thương thường xảy ra nhất là ở phế quản lớn và trung bình. Ho là dấu hiệu chủ yếu, lúc đầu ho khan, sau đó ho khạc đờm, nếu viêm cấp thường có kèm theo sốt. Ho kéo dài thường mỗi đợt trên 3 tháng là viêm phế quản mạn tính.

Giãn phế quản cũng khiến cho tình trạng ho kéo dài, có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Biểu hiện chủ yếu là ho cơn, xuất hiện nhiều về sáng sớm, đặc biệt khạc rất nhiều đờm trắng.

Hen và dị ứng là một bệnh mạn tính của phế quản phổi, các phế quản viêm, nề và co thắt gây tắc nghẽn đường thở. Ngoài triệu chứng đau tức ngực, khó thở, thở khò khè, ho là triệu chứng đặc thù và rất thường gặp, thường xuất hiện ban đêm hoặc sáng sớm. Các yếu tố thuận lợi là khi thay đổi thời tiết, trời giá lạnh, khi hít khói bụi, hút thuốc lá. Vấn đề nhiễm khuẩn và dị ứng thường phối hợp với nhau, làm cho quá trình điều trị càng trở nên khó khăn.

Viêm phổi cũng là nguyên nhân gây ho kéo dài, bệnh thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng sốt rét rồi sốt nóng, đau tức ngực, ho khan, sau đó ho có đờm màu gỉ sắt, đờm đặc quánh, màu xanh hoặc vàng.

Lao phổi khiến bệnh nhân gầy sút, sốt âm ỉ kéo dài, ho húng hắng, khạc đờm trắng, nặng có thể ho ra máu.

Các bệnh lý khác của phổi, phế quản như: áp-xe phổi, bụi phổi, ung thư phổi phế quản, dị vật đường hô hấp, khối u trung thất đều biểu hiện chủ yếu bằng triệu chứng ho.
Cần làm gì khi bị ho?

Ho là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp, đôi khi rất hữu ích nên phải tôn trọng. Trong trường hợp ho cấp dưới 3 ngày mà không có sốt, không kèm theo đau ngực, không khó thở, không khạc đờm máu, mủ thì không cần dùng thuốc.

Ho có thể chỉ là một triệu chứng gây khó chịu, nhưng cũng có thể biểu hiện một bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ em và người cao tuổi. Phải dè chừng khi ho có kèm theo sốt, khó thở, tím tái, ho kéo dài, suy kiệt…, bệnh nhân cần được khám xét cẩn thận. Người bệnh ho trên 5 ngày, bất luận là tình trạng ho thế nào thì cần phải đi khám ngay.

Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, thở nông hoặc đau ngực khi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm… Đối với các bệnh nhân có tiền sử hen, lao phổi, huyết áp tăng, đau dạ dày, sụt cân nhiều, nên đến bác sĩ tìm nguyên nhân để điều trị tận gốc như: hen, viêm phế quản mạn, suy tim sung huyết, viêm phổi, lao phổi, viêm họng, viêm amidan, ung thư phổi…
Lời khuyên của thầy thuốc

Điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh, nhất là vào ngày lạnh. Người bệnh cần năng luyện tập thể dục thể thao phù hợp, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng, rèn luyện tính thích nghi với thời tiết, khí hậu, tạo môi trường sống trong sạch – đó mới có hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe.

Bệnh nhân ho nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa); tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, phấn hoa, lông súc vật…; không ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực. Nên xông hơi nóng cho đường mũi họng bằng tinh dầu bạc hà, khuynh diệp. Việc hít ngửi hơi nóng sẽ giúp làm loãng chất nhầy, chất đờm đặc giúp khạc ra đờm dễ dàng hơn. Nên nghỉ ngơi nhiều, ăn hoa quả, uống nước cam, chanh, ăn tỏi, hành, hẹ để hỗ trợ thêm hệ miễn dịch.

Người bị ho cấp, ho từng cơn và ho khan thể nhẹ có thể áp dụng các liệu pháp dân gian như: có thể sử dụng chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với mật ong vào nước ấm để uống giúp trị ho, viêm họng. Cách khác là có thể dùng quất và mật ong hấp lên để ngậm giúp trị ho mà không cần dùng thuốc.
 

]]>
https://yteduphongdanang.vn/ho-keo-dai-vao-mua-lanh-va-cach-xu-tri/feed/ 0
Dinh dưỡng trong bệnh đái tháo đường https://yteduphongdanang.vn/dinh-duong-trong-benh-dai-thao-duong/ https://yteduphongdanang.vn/dinh-duong-trong-benh-dai-thao-duong/#respond Sun, 28 Jan 2024 05:32:08 +0000 https://yteduphongdanang.vn/dinh-duong-trong-benh-dai-thao-duong/

Chủ đề lần này khoa Nội đã phối hợp với bác sĩ Cần Thị Thu Hằng – Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cùng thực hiện.
 
Tại buổi sinh hoạt, bác sĩ Cần Thị Thu Hằng cho biết trong điều trị bệnh đái tháo đường, vai trò dinh dưỡng rất quan trọng với mục đích đạt và duy trì kết quả về chuyển hóa ở mức lý tưởng, với các mục tiêu cụ thể: đường huyết trong giới hạn bình thường nhằm phòng ngừa và giảm nguy cơ biến chứng; kiểm soát lipid và lipoprotein để giảm nguy cơ bệnh mạch máu lớn; duy trì huyết áp ở mức lý tưởng để giảm nguy cơ bệnh mạch vành và cải thiện sức khỏe qua các thực phẩm có lợi cho sức khỏe…
 
Bác sĩ Cần Thị Thu Hằng đã chia sẻ và hướng dẫn cho các bệnh nhân tham gia buổi sinh hoạt về chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường, để người bệnh có kiến thức trong ăn uống, sinh hoạt nhằm kiểm soát được đường huyết và hạn chế những biến chứng do bệnh gây ra.
 
Bên cạnh đó, các bác sĩ của bệnh viện đã tư vấn cho bệnh nhân về cách sử dụng và tiêm Insulin đúng cách cũng như biến chứng và cách xử trí hạ đường huyết thường gặp khi sử dụng Insulin.
 
Hiện nay, tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường ở nước ta rất cao và độ tuổi của người mắc bệnh đái tháo đường ngày một trẻ hóa. Bệnh đái tháo đường là căn bệnh mạn tính dễ gây nguy hiểm tính mạng, nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, bệnh đái tháo đường sẽ dẫn đến các biến chứng như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, mù lòa, suy thận, bệnh Alzheimer’s… Tuy là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát được bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên vận động, tập thể dục và nghỉ ngơi thư giãn.
 

Mai Trang

]]>
https://yteduphongdanang.vn/dinh-duong-trong-benh-dai-thao-duong/feed/ 0
Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết https://yteduphongdanang.vn/chu-dong-trien-khai-cac-bien-phap-phong-chong-sot-xuat-huyet/ https://yteduphongdanang.vn/chu-dong-trien-khai-cac-bien-phap-phong-chong-sot-xuat-huyet/#respond Sun, 28 Jan 2024 05:32:04 +0000 https://yteduphongdanang.vn/chu-dong-trien-khai-cac-bien-phap-phong-chong-sot-xuat-huyet/

Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho biết, sốt xuất huyết là bệnh lưu hành thường xuyên tại Hà Nội với số ghi nhận trung bình hàng năm khoảng 5000 trường hợp mắc. Riêng năm 2017, thành phố Hà Nội ghi nhận trên 37.000 trường hợp mắc, nhiều nhất từ trước cho đến nay.
 
Từ đầu năm 2018 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 231 trường hợp mắc sốt xuất huyết, số mắc giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2017, song có một thực tế là các yếu tố nguy cơ để sốt xuất huyết phát sinh, phát triển thành dịch luôn hiện hữu. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng; mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn ở tạm bợ… Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay mưa nhiều, nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Sở Y tế đã kiểm tra công tác phòng chống dịch tại một số địa phương cho thấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề như kế hoạch triển khai chưa cụ thể, phương tiện cho cán bộ làm công tác vệ sinh môi trường diệt bọ gậy chưa đầy đủ, hoạt động vệ sinh môi trường diệt bọ gậy chưa thực sự hiệu quả, nhiều ổ bọ gậy trong các hộ gia đình bị bỏ sót, tỷ lệ phun hóa chất chưa cao…
 
Chính vì vậy, Sở Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã quan tâm chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các phòng, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị y tế trên địa bàn xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn; yêu cầu các xã, phường, thị trấn có kế hoạch cụ thể, chi tiết để đáp ứng việc phòng chống dịch sốt xuất huyết.
 
Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với ngành y tế tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường thu gom phế thải, phế liệu, không để cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có nơi cư trú, sinh sản, áp dụng các biện pháp diệt bọ gậy như thau rửa dụng cụ chứa nước, đậy nắp bể, thả cá vào các dụng cụ chứa nước, phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh. Yêu cầu các hộ gia đình phối hợp tạo điều kiện để chiến dịch vệ sinh môi trường và phun hóa chất diệt muỗi đạt hiệu quả, triển khai triệt để tại các khu vực cơ quan, công trường, xí nghiệp, nghĩa trang, trường học.
 
Song song với việc tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch tại các xã, phường, thị trấn cũng như bố trí kinh phí cho công tác phòng chống dịch tại địa phương, Sở Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan truyền thông của địa phương tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết đến người dân. Tại những nơi ghi nhận ổ dịch sốt xuất huyết cần tổ chức họp tổ dân phố, cụm dân cư để thông báo tình hình dịch và hướng dẫn người dân biết cách chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết.
 

Hồng Thương

]]>
https://yteduphongdanang.vn/chu-dong-trien-khai-cac-bien-phap-phong-chong-sot-xuat-huyet/feed/ 0
Mẹo phòng tránh ho khi thời tiết giao mùa ở trẻ nhỏ https://yteduphongdanang.vn/meo-phong-tranh-ho-khi-thoi-tiet-giao-mua-o-tre-nho/ https://yteduphongdanang.vn/meo-phong-tranh-ho-khi-thoi-tiet-giao-mua-o-tre-nho/#respond Sun, 28 Jan 2024 05:31:56 +0000 https://yteduphongdanang.vn/meo-phong-tranh-ho-khi-thoi-tiet-giao-mua-o-tre-nho/

Ho là vấn đề khó tránh khỏi ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có những mẹo phòng tránh ho mà các bậc phụ huynh nên tham khảo.

ho
Ho là vấn đề khó tránh khỏi ở trẻ và có những biến chứng khó lường ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ

Có thể thấy, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus sinh sôi, khiến trẻ nhỏ không thích nghi kịp sẽ dẫn tới hàng loạt dịch, bệnh về đường hô hấp với rất nhiều triệu chứng trong đó ho là phổ biến nhất.

Đối với các bệnh đường hô hấp kèm triệu chứng ho, biện pháp dự phòng được đặt lên hàng đầu để ứng phó nhằm ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản… Chính vì vậy, cha mẹ cần chủ động bảo vệ trẻ trước khi nhiễm bệnh bằng những mẹo sau:

Rửa tay thường xuyên đối với cả phụ huynh và trẻ nhỏ

Hầu hết các bệnh lây nhiễm, bao gồm cả các bệnh qua đường hô hấp đều lây truyền qua tiếp xúc. Vì vậy, bố mẹ và trẻ có thói quen rửa tay đúng cách và thường xuyên là vô cùng quan trọng giúp hạn chế cơ hội cho virus xâm nhập vào đường hô hấp.                                       

Trẻ nên học thói quen rửa tay hàng ngày để bảo vệ sức khỏe
Trẻ nên học thói quen rửa tay hàng ngày để bảo vệ sức khỏe

Trẻ nên học thói quen rửa tay sau khi chơi ở bên ngoài về, trước khi ăn cơm, khi vào nhà vệ sinh, sau khi tay bé chạm vào các con vật cưng như chó, mèo…

 Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể trực tiếp rửa tay cho bé. Đối với các bé lớn hơn, cha mẹ nên hướng dẫn bé rửa tay đủ các bước cả mu bàn tay, lòng bàn tay và các kẽ ngón tay…

Bên cạnh đó, những người trực tiếp chăm sóc, thường xuyên tiếp xúc với trẻ càng cần có ý thức vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn nha

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ hợp lý

Đây là cách tự nhiên, hiệu quả nhất để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ, nhằm phòng tránh những bệnh lý về đường hô hấp. Nếu trẻ không được đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, khoa học; thiếu ngủ và thường xuyên mệt mỏi, hệ miễn dịch của bé sẽ suy yếu, khó tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

dgh
Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là biện pháp hoàn thiện và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.

Đảm bảo bé ngủ đủ giấc, được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trẻ lớn hơn cần được bổ sung đầy đủ các nhóm chất tinh bột, chất béo, chất đạm vitamin và khoáng chất thiết yếu là cách hiệu quả nhất phòng ngừa ho, cảm cúm, sổ mũi…ở trẻ nhỏ.

Hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh để tránh lây lan các bệnh đường hô hấp gây ho

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để bùng phát các dịch bệnh. Thời điểm này, nhiều trẻ em và cả người lớn có thể cùng đồng loạt nhiễm các virus gây bệnh đường hô hấp. Thậm chí, những người hoàn toàn khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị bệnh, nhưng vẫn có thể mang virus đang trong giai đoạn ủ bệnh.

Vì hô hấp là bệnh dễ dàng lây lan, nên việc đưa con tới những nơi đông người có thể làm tăng nguy cơ trẻ tiếp xúc với mầm bệnh, dẫn tới nhiễm các virus, vi khuẩn gây bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh còn có thể được thực hiện bằng cách, cần phải vệ sinh sạch sẽ những nơi trẻ thường tiếp xúc như giường ngủ, đồ chơi, sàn nhà và vệ sinh phòng ngủ cho trẻ…

Giữ nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ ổn định

Thời tiết thay đổi khiến nhiệt độ và độ ẩm cũng thay đổi đột ngột. Lúc này, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ngồi điều hòa quá lạnh, nhiệt độ phòng nên để từ 26-27 độ C vào ban ngày, 27-28 độ C vào ban đêm, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chệnh lệnh quá 5 độ C. Hạn chế ra vào liên tục phòng điều hòa vì có thể gây sốc nhiệt.

Tiêm phòng cúm giúp phòng chống các bệnh có thể kèm chứng ho

Tiêm phòng cúm là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp
Tiêm phòng cúm là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp

Giao mùa là khoảng thời gian bệnh cúm lây lan nhanh và dễ dàng tạo thành dịch ở nhiều nơi. Cúm là một bệnh lý đường hô hấp với các triệu chứng ho, sốt, nghẹt mũi, sổ mũi… Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh cúm, và thường thì biến chứng cúm ở trẻ có mức độ nguy hiểm hơn so với người lớn. Chính vì vậy, để phòng ngừa các triệu chứng ho nói chung và bệnh cảm cúm nói riêng, cha mẹ có thể chủ động tiêm phòng vaccine cúm cho trẻ.

]]>
https://yteduphongdanang.vn/meo-phong-tranh-ho-khi-thoi-tiet-giao-mua-o-tre-nho/feed/ 0
Bộ Y tế và WHO ra khuyến cáo với người dân https://yteduphongdanang.vn/bo-y-te-va-who-ra-khuyen-cao-voi-nguoi-dan/ https://yteduphongdanang.vn/bo-y-te-va-who-ra-khuyen-cao-voi-nguoi-dan/#respond Sun, 28 Jan 2024 05:30:53 +0000 https://yteduphongdanang.vn/bo-y-te-va-who-ra-khuyen-cao-voi-nguoi-dan/
Khuyến cáo

 

]]>
https://yteduphongdanang.vn/bo-y-te-va-who-ra-khuyen-cao-voi-nguoi-dan/feed/ 0
Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách để phòng chống lây nhiễm Vi rút NCOV https://yteduphongdanang.vn/huong-dan-deo-khau-trang-dung-cach-de-phong-chong-lay-nhiem-vi-rut-ncov/ https://yteduphongdanang.vn/huong-dan-deo-khau-trang-dung-cach-de-phong-chong-lay-nhiem-vi-rut-ncov/#respond Sun, 28 Jan 2024 05:30:49 +0000 https://yteduphongdanang.vn/huong-dan-deo-khau-trang-dung-cach-de-phong-chong-lay-nhiem-vi-rut-ncov/
Đeo khẩu trang đúng cách
]]>
https://yteduphongdanang.vn/huong-dan-deo-khau-trang-dung-cach-de-phong-chong-lay-nhiem-vi-rut-ncov/feed/ 0
Phòng chống suy dinh dưỡng ở bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang https://yteduphongdanang.vn/phong-chong-suy-dinh-duong-o-benh-nhan-mac-covid-19-tai-benh-vien-da-chien-hoa-vang/ https://yteduphongdanang.vn/phong-chong-suy-dinh-duong-o-benh-nhan-mac-covid-19-tai-benh-vien-da-chien-hoa-vang/#respond Sun, 28 Jan 2024 05:25:41 +0000 https://yteduphongdanang.vn/phong-chong-suy-dinh-duong-o-benh-nhan-mac-covid-19-tai-benh-vien-da-chien-hoa-vang/
Suy dinh dưỡng có mối liên quan chặt chẽ với tỉ lệ tử vong

(1) Mắc nhiều bệnh nền: Tăng huyết áp, suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ, suy tim, đái tháo đường làm cho cơ thể thay đổi chuyển hóa theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng;
(2) Trước khi mắc COVID-19 điều kiện kinh tế của người bệnh khó khăn nên không điều trị dinh dưỡng đúng theo bệnh tức là thiếu chất lượng và số lượng thực phẩm đưa vào cơ thể hàng ngày;
(3) Không biết chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh.
     Trên thế giới các nghiên cứu cho thấy, suy dinh dưỡng luôn được chứng minh là có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong. Vì suy dinh dưỡng làm hạn chế các phương pháp điều trị duy trì sự sống trong hồi sức tích cực (ICU) là tiên lượng xấu, cần xem xét dinh dưỡng để quyết định điều trị. Theo Charles và cộng sự 2017, nhóm bệnh nhân suy dinh dưỡng tăng nguy cơ tử vong cao gấp hai lần nhóm không có nguy cơ suy dinh dưỡng (theo SGA, NUTRIC).
     Trong điều kiện bình thường, khi mắc bệnh nặng cấp tính cũng có thể bị suy dinh dưỡng rất nhanh. Đối với bệnh nhân suy thận mạn tính, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, kiêng khem quá mức, thiếu máu,… gây suy dinh dưỡng nhẹ lâu dần suy dinh dưỡng nặng mạn tính. Đợt này, bị nhiễm COVID-19 và nhiễm trùng làm cho suy dinh dưỡng nhanh và nặng hơn.
     Khi cơ thể người bệnh bị suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch bị suy giảm, rất dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn, nấm… Khi đã nhiễm rồi, chúng sẽ lại càng thúc đẩy suy dinh dưỡng nhanh hơn, lúc này cơ thể sẽ đáp ứng kém với điều trị như kháng kháng sinh, suy hô hấp thở máy, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa, giảm chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong tế bào… người bệnh yếu cơ không thể cai máy thở, sốc giảm thể tích.

Giải pháp tại Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang

     Bệnh viện Bạch Mai hiểu được việc đó nên cử đoàn chuyên gia vào phối hợp với Sở Y tế Đà Nẵng tại Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang. Theo TS.BS Vũ Thị Thanh (Trưởng phòng Dinh dưỡng điều trị, Trung tâm Dinh dưỡng, BV Bạch Mai), nhiều bệnh nhân nhiễm COVID-19 mắc nhiều bệnh lý nền suy thận giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ nhiều năm, tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng, suy dinh dưỡng nặng kéo dài, thiếu máu mức độ vừa và nặng đang được các bác sĩ Hồi sức, Thận nhân tạo, Nhiệt đới, dinh dưỡng, các điều dưỡng giỏi chăm sóc rất nhiệt tình.
 

2708201
Chăm sóc cho bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang

     Cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai, Lãnh đạo Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang đã quan tâm, nhiệt tình đáp ứng mọi yêu cầu của nhóm chuyên môn, Khoa dinh dưỡng với đội nhũ nhân viên chuyên nghiệp, nấu ăn cung cấp đến tận gường cho bệnh nhân mắc COVID-19.
     Bệnh nhân được điều trị rất tích cực lọc máu, hô hấp hỗ trợ, kháng sinh, chế độ dinh dưỡng (súp, sữa dinh dưỡng y học, dịch truyền tĩnh mạch, vitamin,…) hàng ngày. Kết quả cho thấy những bệnh nhân suy dinh dưỡng độ nhẹ và vừa có đáp ứng tốt với điều trị, các triệu chứng cải thiện nhanh, nhưng với bệnh nhân có suy dinh dưỡng nặng và rất nặng đáp ứng rất kém với điều trị.
TS.BS Vũ Thị Thanh  cho biết thêm, đối với các bệnh nhân mắc Covid-19 cần phải thường xuyên duy trì cân nặng nên có để cơ thể tăng sức đề kháng chống đỡ lại bệnh tật, khi mắc bệnh sẽ đáp ứng nhanh với điều trị trở về cuộc sống nhanh hơn, giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
 

Nhất Long
(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/)
]]>
https://yteduphongdanang.vn/phong-chong-suy-dinh-duong-o-benh-nhan-mac-covid-19-tai-benh-vien-da-chien-hoa-vang/feed/ 0
Thủ tướng làm việc với Bộ Y tế: “toàn dân đang trông chờ chúng ta, lực lượng nòng cốt chống dịch” https://yteduphongdanang.vn/thu-tuong-lam-viec-voi-bo-y-te-toan-dan-dang-trong-cho-chung-ta-luc-luong-nong-cot-chong-dich/ https://yteduphongdanang.vn/thu-tuong-lam-viec-voi-bo-y-te-toan-dan-dang-trong-cho-chung-ta-luc-luong-nong-cot-chong-dich/#respond Sun, 28 Jan 2024 05:21:34 +0000 https://yteduphongdanang.vn/thu-tuong-lam-viec-voi-bo-y-te-toan-dan-dang-trong-cho-chung-ta-luc-luong-nong-cot-chong-dich/
1505211
Thủ tướng làm việc với Bộ Y tế: Quyết định những vấn đề cấp bách để phòng chống dịch hiệu quả hơn.  Ảnh VGP/Nhật Bắc

     Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19.
     Tại cuộc họp, Thủ tướng nghe báo cáo tình hình cập nhật dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra ở nước ta, bàn các giải pháp cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới, nhất là chuẩn bị cho các kịch bản, tình huống có thể xảy ra, công tác xét nghiệm diện rộng và tiêm vắc xin cho nhân dân.
     Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, “toàn dân đang trông chờ chúng ta, lực lượng nòng cốt chống dịch”, yêu cầu các đại biểu thảo luận tập trung, chất lượng, hiệu quả, có giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn để Bộ Y tế và ngành Y tế thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Tất cả các ca mắc mới đều xác định được nguồn lây
     Tại cuộc họp, Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ các báo cáo về tình hình triển khai hoạt động của ngành; về tình hình dịch COVID-19 và các biện pháp triển khai trong công tác phòng, chống dịch; về tình hình mua, nhập khẩu, tiêm vắc xin phòng COVID-19; về tình hình thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2.
     Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu rõ các nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới, nhất là công tác phòng, chống dịch COVID-19, và các kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
     Bộ Y tế nhận định, số lượng các ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam có thể tiếp tục gia tăng, tuy nhiên, tất cả các ca mắc mới đều xác định được nguồn gốc lây nhiễm là từ các ổ dịch trước đó, đã được cách ly tập trung từ trước thông qua truy vết F1. Số ca mắc có thể tiếp tục xuất hiện do còn nhiều F1 đang tiếp tục được truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
 

1505212
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nêu các nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới và các kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Nâng cao năng lực xét nghiệm, nỗ lực tiếp cận vắc xin
     Về năng lực xét nghiệm  SARS-CoV-2, hiện ở mức gần 66.000 mẫu/ngày, trong trường hợp cần thiết có thể tăng cường công suất lên từ 1,5 đến 2 lần và tối đa có thể đạt 290.000 mẫu/ngày, nếu làm xét nghiệm gộp 10 mẫu thì có thể đạt 2,9 triệu mẫu/ngày. Tính đến ngày 13/5, cả nước đã thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR được trên 3 triệu mẫu tương đương gần 4 triệu người được xét nghiệm, xác định 3.710 người dương tính.
     Để kịp thời đối phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Y tế cho biết đang sử dụng chiến lược xét nghiệm kết hợp giữa các kỹ thuật xét nghiệm khác nhau. Chỉ đạo các địa phương rà soát, bảo đảm công suất xét nghiệm trên quy mô dân số đạt tối thiểu 1.000 mẫu (đơn)/1 triệu dân/ngày; tăng cường năng lực xét nghiệm của cơ sở khám chữa bệnh đạt tối thiểu 300 giường bệnh có 1 hệ thống xét nghiệm Realtime RT-PCR.
     Đến ngày 13/5, cả nước đã triển khai tiêm được 969.730/917.600 liều vắc xin phân bổ, đạt tỷ lệ 106% (vắc xin cung cấp được đóng lọ 5,5-6ml, có thể tiêm tối đa 12 liều – 0,5ml mỗi liều).
     Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang xây dựng Đề án nhập khẩu, sản xuất, tổ chức tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 và bố trí nguồn lực thực hiện.
     Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ đã nỗ lực tiếp cận các nguồn cung vaccine qua nhiều kênh khác nhau, làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất vaccine, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước, đại sứ Việt Nam ở nước ngoài.
     Việt Nam hiện có 4 đơn vị đang nỗ lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin  trong nước, trong đó có 2 vắc xin đang trong giai đoạn thử lâm sàng ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2, nếu nghiên cứu thành công thì dự kiến năm 2022 mới có thể sản xuất, cung ứng. Bộ đã có văn bản gửi Tổ chức Y tế thế giới nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin, đặt trung tâm chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.

Hữu Quý
(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/)
]]>
https://yteduphongdanang.vn/thu-tuong-lam-viec-voi-bo-y-te-toan-dan-dang-trong-cho-chung-ta-luc-luong-nong-cot-chong-dich/feed/ 0