Trung Tâm Ý Tế Dự Phòng Đà Nẵng https://yteduphongdanang.vn Sun, 28 Jan 2024 05:28:48 +0000 vi hourly 1 CHƯA CÓ BÁO CÁO CHÍNH THỐNG NÀO VỀ SỬ DỤNG THUỐC HYDROCLOROQUINE ĐỂ ĐIỀU TRỊ COVID-19 https://yteduphongdanang.vn/chua-co-bao-cao-chinh-thong-nao-ve-su-dung-thuoc-hydrocloroquine-de-dieu-tri-covid-19/ https://yteduphongdanang.vn/chua-co-bao-cao-chinh-thong-nao-ve-su-dung-thuoc-hydrocloroquine-de-dieu-tri-covid-19/#respond Sun, 28 Jan 2024 05:28:48 +0000 https://yteduphongdanang.vn/chua-co-bao-cao-chinh-thong-nao-ve-su-dung-thuoc-hydrocloroquine-de-dieu-tri-covid-19/
     Cho đến thời điểm hiện tại chưa có báo cáo hay bằng chứng nào trên thế giới và ở nước ta được công bố là thuốc HydroCloroquine có thể điều trị được COVID-19. Việc thông tin thuốc Hydrocloroquine được sử dụng để điều trị bệnh Covid – 19 ở một số nơi chỉ là thử nghiệm ban đầu.

     Hydrocloroquine có dạng viên nén, siro hay dạng tiêm. Tác dụng chính của Cloroquine được dùng để ngăn chặn hoặc điều trị sốt rét do muỗi Anophene truyền. Thuốc này được sử dụng để tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét sống trong các tế bào hồng cầu. Ngoài ra Cloroquine cũng được sử dụng để điều trị nhiễm trùng gây ra bởi một loại ký sinh trùng (Amíp) bằng cách giết chết các ký sinh trùng. Thuốc này cũng được dùng để điều trị các bệnh nhất định về hệ thống miễn dịch (chẳng hạn như bệnh Lupus) nhưng được chỉ định rất nghiêm ngặt của các Thầy thuốc.
 

ntdvn hydro 1200x798 1

     Hydrocloroquine có rất nhiều tác dụng phụ. Đầu tiên là dễ gây dị ứng, phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng. Các tác dụng phụ nguy hiểm hơn như:

  1. Các vấn đề về tầm nhìn, đọc hoặc nhìn vật thể khó khăn, tầm nhìn bị mờ;
  2. Mất thính lực hoặc ù tai;
  3. Động kinh (co giật);
  4. Nhược cơ nặng, mất sự phối hợp, phản xạ kém;
  5. Buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét , vàng da (vàng da hoặc mắt); hoặc
  6. Các phản ứng nghiêm trọng về da – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, nóng mắt, đau da, kéo theo là phát ban đỏ hoặc tím (đặc biệt là ở mặt hoặc phần phía trên của cơ thể) và gây ra phồng rộp và bong tróc.
  7. Các tác dụng phụ khác ít nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Hãy tiếp tục dùng thuốc chloroquine và nói với bác sĩ nếu bạn gặp phải các triệu chứng như:
  8. Tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng;
  9. Rụng tóc tạm thời, thay đổi màu tóc; hoặc
  10. Yếu cơ nhẹ;
     LIỀU ĐỘC: Chloroquin có giới hạn an toàn thấp và rất nguy hiểm khi quá liều. Liều 20 mg/kg có thể gây độc và 30 mg/kg có thể gây tử vong. Quá liều chloroquin cấp tính có thể gây tử vong trong 2 – 3 giờ sau khi uống thuốc. Các triệu chứng quá liều xuất hiện rất nhanh, lúc đầu người bệnh có thể thấy hoa mắt, choáng váng, lơ mơ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, sau đó nhanh chóng bị rối loạn thị lực (mù), co giật, hạ kali máu, hạ huyết áp, loạn nhịp tim, ngừng tim, ngừng thở đột ngột. Điện tâm đồ có thể thấy ngừng tâm nhĩ, nhịp nút nhĩ-thất, thời gian dẫn truyền trong thất kéo dài, nhịp tim chậm dẫn tới rung tâm thất hoặc ngừng tim và từ vong.
Đây là thuốc kê đơn, chỉ nên sử dụng khi có chỉ định, theo dõi và hướng dẫn của thầy thuốc. Không nên dùng Hydrocloroquine khi chưa có chỉ định của Bác sỹ. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất để cấp cứu kịp thời./.
Bs Thân Văn Chín
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tp Đà Nẵng
]]>
https://yteduphongdanang.vn/chua-co-bao-cao-chinh-thong-nao-ve-su-dung-thuoc-hydrocloroquine-de-dieu-tri-covid-19/feed/ 0
CÁC NHÀ THUỐC ĐÓNG VAI TRÒ LÀ “LÁ CHẮN” TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVDI-19 https://yteduphongdanang.vn/cac-nha-thuoc-dong-vai-tro-la-la-chan-trong-phong-chong-dich-covdi-19/ https://yteduphongdanang.vn/cac-nha-thuoc-dong-vai-tro-la-la-chan-trong-phong-chong-dich-covdi-19/#respond Sun, 28 Jan 2024 05:20:09 +0000 https://yteduphongdanang.vn/cac-nha-thuoc-dong-vai-tro-la-la-chan-trong-phong-chong-dich-covdi-19/
 “Lá chắn” phòng dịch ở nhà thuốc
     Bộ Y tế, Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, vừa có công văn số 809/CĐ-BYT ngày 1/6/2021 về việc tăng cường sàng lọc, rà soát, xét nghiệm nhanh ca bệnh COVID-19 nghi ngờ tại cơ sở y tế, phòng khám, đặc biệt tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
 

untitled 1
(Hình ảnh minh họa)
     Trong đó, lãnh đạo Bộ Y tế nêu rõ: “Người đến khám và người cần dùng thuốc phải khai báo y tế, đo thân nhiệt, khai thác thông tin dịch tễ. Đặc biệt, đối với các phòng khám (công và tư), nhà thuốc cần thực hiện khai báo y tế đầy đủ và cung cấp thông tin ngay cho cơ quan quản lý để kịp thời theo dõi các trường hợp nghi ngờ, khuyến khích chủ động thực hiện xét nghiệm nhanh với các trường hợp này.”

      Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế, đặc biệt các nhà thuốc,… tổng hợp thông tin khai báo y tế, báo cáo số lượng người đến khám có các dấu hiệu nghi ngờ và người mua các loại thuốc ho, hạ sốt, đau họng, cảm cúm, khó thở… trên phần mềm kê đơn thuốc quốc gia donthuocquocgia.vn (hoặc hệ thống báo cáo của các Sở Y tế) để kịp thời phát hiện, sàng lọc, truy vết.
     Thống kê của Cục quản lý Dược, Bộ Y tế, năm 2019, hệ thống dược Việt Nam đang quản lý khoảng 61.900 cơ sở bán lẻ thuốc với 19.100 nhà thuốc, 39.000 quầy thuốc và 3.800 tủ thuốc. Đây là những nơi người dân thường tìm đến để mua thuốc khi bị “sốt – ho – sổ mũi”, hoặc các sản phẩm phòng chống dịch như khẩu trang, găng tay y tế, các sản phẩm vệ sinh và khử khuẩn… Nếu thực hiện tốt việc sàng lọc, khai báo y tế, thống kê vào báo cáo thì ngay tại nhà thuốc sẽ trở thành “lá chắn” phòng chống dịch, giúp ngành y tế nhận diện sớm trường hợp nguy cơ, kịp thời truy vết, khoanh vùng, dập dịch nếu có.
Nguy cơ nhiễm COVID-19 của nhà thuốc là hoàn toàn hiện hữu
     Qua sàng lọc các ca bệnh COVID-19, nhiều trường hợp được bệnh viện ghi nhận đã từng đến nhà thuốc mua thuốc uống vài ngày, không bớt mới vào bệnh viện. Hơn thế nữa, khu vực nhà thuốc không có các khu sàng lọc, phân luồng… như bệnh viện, trong khi đó, nhân viên hay dược sĩ tại nhà thuốc thông thường sẽ tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với người đến mua thuốc. Do vậy, trong tình huống có một ca trong cộng đồng nhiễm COVID-19 thì nguy cơ của nhà thuốc là hoàn toàn hiện hữu.
     Vì vậy, theo các chuyên gia, để bảo hộ bản thân, dược sĩ phải tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, mang khẩu trang kèm theo kính chắn giọt bắn. Ngoài ra, một số nhà thuốc trang bị các vách kính ngăn giữa người bán thuốc với người mua thuốc. Dược sĩ nhà thuốc vừa giám sát, cảnh báo cho các cơ quan chức năng vừa khuyên bảo người dân nên đến bệnh viện khi bị sốt, ho, đau họng hay khó thở…
     Với việc tăng cường vai trò sàng lọc khi đang có những ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng, dược sĩ cũng được xem là một trong những tuyến đầu làm việc nhằm thực hiện mục tiêu kép “phòng chống dịch bệnh đồng thời không ngừng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế”.

Hữu Quý
]]>
https://yteduphongdanang.vn/cac-nha-thuoc-dong-vai-tro-la-la-chan-trong-phong-chong-dich-covdi-19/feed/ 0
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả vaccine ngừa cúm https://yteduphongdanang.vn/yeu-to-anh-huong-den-hieu-qua-vaccine-ngua-cum/ https://yteduphongdanang.vn/yeu-to-anh-huong-den-hieu-qua-vaccine-ngua-cum/#respond Sun, 28 Jan 2024 05:15:00 +0000 https://yteduphongdanang.vn/yeu-to-anh-huong-den-hieu-qua-vaccine-ngua-cum/

Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu mỗi năm để xác định chủng ngừa cúm bảo vệ chống lại bệnh cúm như thế nào. Trong khi hiệu quả vaccine có thể khác nhau, các nghiên cứu gần đây cho thấy vaccine làm giảm nguy cơ của bệnh cúm khoảng 50% đến 60% trong dân số chung trong mùa, khi hầu hết virus cúm lưu hành giống như các virus vaccine. Hãy cùng Trung tâm y tế dự phòng Đà Nẵng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Vaccine ngừa cúm.

Yếu tố ảnh hưởng vắc-xin là gì

Hiệu quả của vaccine cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào người được chủng ngừa, có thể dao động từ mùa này sang mùa khác. Ít nhất hai yếu tố này đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng rằng vaccine cúm sẽ bảo vệ con người khỏi bệnh cúm:

1) Đặc điểm của người được tiêm chủng (như tuổi tác và sức khỏe)

2) Sự giống nhau giữa virus cúm chủng ngừa được đưa vào trong vaccine và các loại virus cúm lây lan trong cộng đồng.

Khi chủng ngừa cúm không phù hợp với các virus lưu hành, có thể không có lợi ích từ chủng ngừa cúm đã được quan sát thấy. Lợi ích của việc tiêm chủng sẽ khác nhau giữa dân số, tùy thuộc vào đặc điểm của người được tiêm phòng và thậm chí, có khả năng, phụ thuộc loại vaccin được sử dụng.

Kết quả nghiên cứu về hiệu quả vaccin có thể khác nhau dựa trên thiết kế nghiên cứu, kết quả đo, dân số nghiên cứu và mùa cúm. Những khác biệt này có thể làm cho việc đánh giá hiệu quả của vaccine là khác nhau ở các nghiên cứu khác nhau.

Những lợi ích của việc tiêm phòng cúm là gì

  • Tiêm phòng cúm có thể giữ cho bạn khỏi bị bệnh cúm.
  • Tiêm phòng cúm có thể làm giảm nguy cơ nhập viện cúm liên quan, bao gồm cả trẻ em và người lớn tuổi.
  • Một nghiên cứu trong mùa cúm 2010-2012 vào năm 2014 cho thấy vaccin cúm giảm nguy cơ trẻ em nhập viện chăm sóc đặc biệt (PICU) liên quan đến cúm 74%.
  • Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy những người từ 50 tuổi trở lên tiêm vaccin cúm giảm nguy cơ vào bệnh viện vì bệnh cúm 57%.
  • Tiêm phòng cúm là một công cụ phòng ngừa quan trọng đối với những người có bệnh mãn tính.
  • Chủng ngừa cúm có liên quan đến giảm một số biến cố tim mạch ở những người có bệnh tim khi bị cúm, đặc biệt là trong số những người đã có một biến cố tim mạch trong năm qua.
  • Chủng ngừa cúm giảm nhập viện ở những người bị bệnh tiểu đường (79%) và bệnh phổi mãn tính (52%) khi bị cúm.
  • Tiêm chủng giúp bảo vệ phụ nữ trong và sau khi mang thai. Chủng ngừa cũng bảo vệ em bé đang phát triển trong thời kỳ mang thai và một vài tháng sau khi em bé được sinh ra.
  • Một nghiên cứu đã xem xét hiệu quả của vaccin cúm ở phụ nữ mang thai cho thấy rằng chủng ngừa làm giảm một nữa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do cúm
  • Tiêm phòng cúm cũng có thể làm giảm nhẹ bệnh nếu mắc bệnh.
  • Tiêm phòng cúm cho bản thân mình cũng bảo vệ những người xung quanh, kể cả những người dễ bị tổn thương hơn đối với bệnh cúm nghiêm trọng, như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già và những người có bệnh mãn tính nào đó.

Vaccine cúm và hiệu quả chống lại tất cả các loại cúm và virus gây cảm lạnh

Vaccine cúm thông thường được thiết kế để bảo vệ chống lại bệnh gây ra bởi vi rút cúm. Vaccine cúm KHÔNG bảo vệ chống lại bệnh gây ra bởi virus khác gây ra các triệu chứng giống cúm. Có rất nhiều loại virus khác ngoài virus cúm có thể dẫn đến các triệu chứng giống bệnh cúm lây lan trong mùa cúm. Các loại virus này gồm rhinovirus (một nguyên nhân của “cảm lạnh”) và virus hợp bào hô hấp (RSV), là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh hô hấp nặng ở trẻ nhỏ, cũng như nguyên nhân dẫn đến tử vong do bệnh đường hô hấp ở những người từ 65 tuổi trở lên.
Nói chung, chủng ngừa cúm có hiệu quả tốt nhất đối với những người lớn khỏe mạnh và trẻ lớn. Một số người lớn tuổi và những người có bệnh mãn tính nào đó có thể có khả năng miễn dịch kém hơn so với trẻ em khỏe mạnh và người lớn sau khi tiêm. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người này, chủng ngừa cúm vẫn có thể cung cấp một số bảo vệ.

Những người già có hệ miễn dịch yếu hơn thường có một phản ứng miễn dịch bảo vệ thấp hơn sau khi tiêm vaccin cúm so với người khỏe mạnh. Điều này có thể dẫn đến hiệu quả vaccine thấp hơn ở những người này (hiệu quả < 30%).Tuy nhiên các bác sỹ vẫn khuyên người lớn tuổi nên được chủng ngừa? vì những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh nặng, phải nhập viện và tử vong do cúm, được bảo vệ vẫn tốt hơn là không có bảo vệ, đặc biệt là người trong nhóm có nguy cơ cao. Một nghiên cứu kết luận rằng tiêm phòng cúm đã phòng ngừa cho 4.000 người khỏi bị tử vong vì bệnh cúm (Fireman et al, 2009).

Ở người già yếu, nhập viện có thể đánh dấu sự khởi đầu của một sự suy giảm đáng kể trong sức khỏe tổng thể và tính linh hoạt, có khả năng dẫn đến mất khả năng sống độc lập hoặc để hoàn thành các hoạt động cơ bản của cuộc sống hàng ngày. Trong khi bảo vệ sức khỏe người già từ chủng ngừa cúm hàng năm vẫn là sự bảo vệ tốt nhất hiện nay đối với bệnh cúm.

Có ít dữ liệu cho thấy rằng tiêm phòng bệnh cúm có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng bệnh cúm; như vậy trong khi những người được chủng ngừa vẫn có thể bị lây nhiễm cúm, tuy nhiên bệnh của họ có thể nhẹ hơn.

Hiệu quả chủng ngừa bệnh cúm ở trẻ em?

Nói chung, chủng ngừa cúm có hiệu quả tốt nhất ở những người lớn khỏe mạnh và trẻ em trên 2 tuổi. Lợi ích của vaccin cúm thường giảm ở trẻ dưới 2 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy vaccin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm bằng khoảng 50-60% tổng dân số trong mùa khi hầu hết các virus cúm lưu hành giống như các virus chủng ngừa cúm trong vaccin.

Bác sĩ Nguyễn Hóa

]]>
https://yteduphongdanang.vn/yeu-to-anh-huong-den-hieu-qua-vaccine-ngua-cum/feed/ 0
Vắc xin nào cho bệnh Sốt xuất huyết? https://yteduphongdanang.vn/vac-xin-nao-cho-benh-sot-xuat-huyet/ https://yteduphongdanang.vn/vac-xin-nao-cho-benh-sot-xuat-huyet/#respond Sun, 28 Jan 2024 03:16:05 +0000 https://yteduphongdanang.vn/vac-xin-nao-cho-benh-sot-xuat-huyet/
          Vắc xin phòng bệnh SXH đã có trên thế giới nhưng Việt Nam chưa đưa vào sử dụng

        Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới, Mexico là nước đầu tiên trên thế giới cho phép sử dụng vắc xin phòng bệnh SXH. Đó là vắc xin Dengvaxia (CYD-TDV) của hãng dược phẩm Pháp Sanofi Pasteur – có thể ngăn chặn sự phát triển của 4 týp vi rút sốt xuất huyết. Tỷ lệ phòng sốt xuất huyết của vắc xin là 60,8%. Vắc xin đã nghiên cứu trong vòng 20 năm và được thử nghiệm tại 17 quốc gia trên thế giới.
VX SXH 1
Vắc xin Dengvaxia đã được phê duyệt nhưng chưa được sử dụng tại Việt Nam

       

          Đầu tháng 5/2019, vắc xin này đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thông qua. Vắc xin chủ yếu dùng cho người từ 9-45 tuổi sống trong vùng sốt xuất huyết lưu hành. Điều này có nghĩa là trẻ dưới 9 tuổi không thuộc đối tượng sử dụng vắc xin do hiệu quả bảo vệ đối với trẻ ở độ tuổi này rất thấp. Tuy nhiên, trẻ em lại là đối tượng có nguy cơ mắc SXH cao nhất.
          Năm 2011, Viện Pasteur TP.HCM đã thực hiện nghiên cứu vắc xin này trên 2.336 trẻ trong độ tuổi 2-14 tuổi tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang và TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu kết thúc vào tháng 11/2017. Kết quả phân tích tổng hợp từ các nghiên cứu cho thấy, vắc xin Dengvaxia cho hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh SXH ở đối tượng 9 đến 16 tuổi đã từng nhiễm sốt xuất huyết trước đó.
          Tuy nhiên cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa đưa vắc xin phòng bệnh SXH vào sử dụng. Điều này được lý giải là do điều kiện đặc biệt của loại vắc xin này đó là trẻ phải có tiền sử mắc SXH rồi thì vắc xin mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả của vắc xin cũng không quá cao. Chính vì vậy, Việt Nam chưa đưa vào sử dụng.
          Vậy vắc xin nào cho bệnh Sốt xuất huyết ở nước ta?
        SXH là một trong những căn bệnh do muỗi truyền lan nhanh nhất trên thế giới và từng gây ra nhiều vụ dịch lớn ở nhiều nước. Từ chỗ chỉ xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa ở những nơi dân cư đông đúc, đến nay bệnh được ghi nhận ở khắp mọi nơi và xuất hiện quanh năm. Nước ta có khí hậu nhiệt đới lại càng là điều kiện hết sức thuận lợi để muỗi phát triển và truyền bệnh với hàng ngàn ca mắc mỗi năm.
         Thực tế, cho đến thời điểm này vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc hiệu trị bệnh SXH. “Vắc xin” tốt nhất cho đến thời điểm này là sự tham gia tích cực của chính mỗi người dân trong việc thực hiện các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng.
VX sxh
Vắc xin tốt nhất chính là sự tham gia của mỗi người dân
        Như chúng ta đã biết, SXH là một bệnh do muỗi truyền. Muỗi có đặc điểm sinh sản trong các dụng cụ chứa nước, phế thải mà hầu hết mọi gia đình đều có. Nơi cư trú của muỗi là ở xung quanh nơi con người sinh sống, nhất là những chỗ tối như: gầm giường, hốc tủ, quần áo treo trên vách, chăn màn, dây phơi đồ và đồ dùng trong nhà. Muỗi tồn tại xung quanh chúng ta và muốn không còn bệnh SXH thì chúng ta phải diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi. Vì thế, để phòng bệnh SXH, riêng ngành Y tế là không đủ mà cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng.
        Cần lưu ý rằng, muỗi truyền bệnh SXH thích đẻ trứng nơi nước trong, sạch như: chậu, lọ cắm hoa, cây cảnh, khay nước thải điều hòa, dụng cụ chứa nước thải tủ lạnh, những dụng cụ chứa nước trên tất cả các tầng, sân thượng, lan can… tại các hộ gia đình. Ngoài ra còn có trong các dụng cụ chứa nước như bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, bể nước nhà vệ sinh, xô, chậu, máng gia súc/gia cầm, bể cây cảnh, đồ phế thải, hốc cây, lon, hũ, chai..
       Trứng muỗi có thể bám vào thành các dụng cụ này và sống được trong 6 tháng kể cả trong điều kiện khô hạn, khi mưa xuống, trứng ngập nước sẽ nở thành lăng quăng và phát triển thành muỗi. Vi rút truyền bệnh có thể truyền từ muỗi mẹ sang đời sau qua trứng. Chính vì vậy, quan niệm muỗi chỉ đẻ trứng ở những nơi nước đọng, nước bẩn là không đúng. Ngoài ra, nếu chúng ta thay nước các vật dụng chứa nước mà không cọ rửa thì cũng không diệt được tận gốc lăng quăng/bọ gậy.
        Bên cạnh đó cũng cần hiểu rằng, việc phun hóa chất của Ngành Y tế không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Hóa chất diệt muỗi được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đều là những hóa chất đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo an toàn với người, gia súc, gia cầm và đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Vì thế, trong thời gian có dịch, người dân cần tích cực phối hợp với cơ quan y tế để phun hóa chất bằng máy phun có động cơ, không nên tự ý mua hóa chất và phun trừ muỗi tại nhà.
VX SXH 3
Người dân cần phối hợp với ngành y tế trong việc phun thuốc diệt muỗi
        Khi phun hóa chất diệt muỗi, người dân cần che đậy, thu dọn thực phẩm, nước uống, di chuyển người, vật nuôi ra khỏi khu vực phun, đóng cửa sổ, cửa ra vào để muỗi không bay ra ngoài. Người trong gia đình chỉ vào nhà sau 60 phút kể từ khi phun hóa chất.
        Bệnh SXH không có miễn dịch cho người đã mắc bệnh mà mỗi người có thể sẽ mắc SXH 4 lần trong cuộc đời. Do đó, khi có các biểu hiện của bệnh như sốt cao đột ngột, người mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ… thì cần đến ngay đến cơ sở y tế để khám.
        Muỗi truyền bệnh SXH còn truyền nhiều bệnh khác như bệnh do vi rút Zika, bệnh sốt vàng… Chính vì thế, mỗi một người dân cần trở thành “khắc tinh” của muỗi, lăng quăng để muỗi không còn cơ hội gây bệnh, đảm bảo sức khỏe của chính bản thân và cộng đồng.
                                                                                Hải Yến
]]>
https://yteduphongdanang.vn/vac-xin-nao-cho-benh-sot-xuat-huyet/feed/ 0
Đảm bảo đủ thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết https://yteduphongdanang.vn/dam-bao-du-thuoc-hoa-chat-vat-tu-thiet-bi-phong-chong-dich-benh-sot-xuat-huyet/ https://yteduphongdanang.vn/dam-bao-du-thuoc-hoa-chat-vat-tu-thiet-bi-phong-chong-dich-benh-sot-xuat-huyet/#respond Fri, 26 Jan 2024 09:04:15 +0000 https://yteduphongdanang.vn/dam-bao-du-thuoc-hoa-chat-vat-tu-thiet-bi-phong-chong-dich-benh-sot-xuat-huyet/
Số mắc sốt xuất huyết ghi nhận tăng cao nhất trong 03 tuần gần đây

Theo báo cáo của các địa phương, tích lũy từ đầu năm đến 25/8/2023 cả nước ghi nhận 66.386 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 14 bệnh nhân tử vong (tại Đồng Nai (4), Đắk Lắk (2), Phú Yên (2), Bình Phước (1), Bình Thuận (1), Thành phố Hồ Chí Minh (1), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1), Long An (1)). So với cùng kỳ năm 2022 (với 172.567 ca mắc, 93 ca tử vong) số mắc giảm 61,5%, tử vong giảm 79 trường hợp.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận định: (1) Tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết của cả nước 8 tháng đầu năm 2023 là 0,02% (thấp hơn tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết giai đoạn 2016-2020 là 0,03%), thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực (Timor Leste 1,2%, Indonesia 0,89%, Phi-líp-pin 0,51%, Campuchia 0,2%, Lào 0,18%, Malaysia 0,06) và nằm trong chỉ tiêu về giảm tử vong do Thủ tướng Chính phủ giao tại Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số giai đoạn 2016-2020 (≤0,09). Tất cả các trường hợp tử vong đều ghi nhận tại khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên, chưa có trường hợp tử vong ghi nhận tại khu vực miền Bắc. (2) Số mắc sốt xuất huyết ghi nhận tăng cao bắt đầu từ tuần 26 (tháng 6), và tăng cao nhất trong 03 tuần gần đây. Số mắc sốt xuất huyết trong 8 tháng đầu năm 2023 giảm tại 3 khu vực (Khu vực miền Nam giảm 71%, khu vực miền Trung giảm 44,3%, khu vực Tây Nguyên giảm 34%), riêng khu vực miền Bắc tăng 125,2%, đặc biệt tại Hà Nội tăng 5,3 lần. (3) Tuýp vi rút sốt xuất huyết lưu hành năm 2023 chủ yếu là D1, D2 và không có sự khác biệt với các týp vi rút lưu hành những năm gần đây.
SXH
Số mắc sốt xuất huyết ghi nhận tăng cao bắt đầu từ tuần 26 (tháng 6), và tăng cao nhất trong 03 tuần gần đây.
Dịch sốt xuất huyết có thể diễn biến phức tạp
Về dự báo tình hình dịch sốt xuất huyết thời gian tới, Cục Y tế dự phòng cho hay: Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á trong đó nhiều quốc gia hiện ghi nhận số mắc và tử vong tăng cao trong năm 2023. Số mắc tại Việt Nam tăng bắt đầu từ tuần 26 (tháng 6) đến nay tương đồng với sự gia tăng số mắc sốt xuất huyết trong nhiều năm qua. Nguyên nhân gia tăng bệnh sốt xuất huyết hiện nay do điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển, đặc biệt tại khu vực miền Bắc đang trong điều kiện thời tiết mùa hè nóng ẩm, nắng mưa đan xen tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng và muỗi truyền bệnh phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh, giao lưu đi lại giữa các vùng miền làm gia tăng nguy cơ lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh, môi trường tại các công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, nhà trọ, lán trại không được quan tâm xử lý dẫn đến phát sinh các ổ lăng quăng (bọ gậy) của muỗi truyền bệnh; sự chủ động, phối hợp của người dân và ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng chống sốt xuất huyết tại một số địa phương chưa cao.
Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2023 và 2024 hiện tượng biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino có thể thúc đẩy muỗi sinh sản, làm gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền.
Dự báo thời gian tới, do đang vào cao điểm mùa mưa nên số mắc tiếp tục có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là các hoạt động diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy tại các địa phương.
Đảm bảo đủ thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
Ngày 29/8/2023, Bộ Y tế đã gửi công văn số 5480/BYT-DP đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn, cụ thể như sau:
Tiếp tục chỉ đạo địa phương thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch theo các văn bản của Bộ Y tế đã gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.
Tăng cường chỉ đạo các cơ sở y tế dự phòng đảm bảo đủ nhu cầu về hóa chất, sinh phẩm, vật tư, thiết bị cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt là hóa chất phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và máy phun hóa chất để thực hiện công tác xử lý ổ dịch trên địa bàn triệt để, hiệu quả.
Tập trung chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và ngoài công lập đảm bảo sẵn sàng thiết bị, thuốc, đặc biệt là dịch truyền cao phân tử phục vụ công tác điều trị, cấp cứu bệnh nhân sốt xuất huyết nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các trường hợp tử vong. Yếu tố cốt lõi quyết định việc đảm bảo cung ứng thuốc là các đơn vị chủ động đặt hàng trước các doanh nghiệp nhập khẩu./.
Hữu Quý
(Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)
]]>
https://yteduphongdanang.vn/dam-bao-du-thuoc-hoa-chat-vat-tu-thiet-bi-phong-chong-dich-benh-sot-xuat-huyet/feed/ 0
Tranexamic acid là gì? Tranexamic acid có tác dụng gì? https://yteduphongdanang.vn/tranexamic-acid-la-gi-tranexamic-acid-co-tac-dung-gi/ https://yteduphongdanang.vn/tranexamic-acid-la-gi-tranexamic-acid-co-tac-dung-gi/#respond Fri, 26 Jan 2024 08:46:05 +0000 https://yteduphongdanang.vn/tranexamic-acid-la-gi-tranexamic-acid-co-tac-dung-gi/

Làm đẹp là nhu cầu thiết yếu, là nhu cầu chính đáng của con người, nhất là đối với chị em phụ nữ. Đối với nhu cầu dưỡng trắng, làm đẹp da có nhiều công thức, nhiều sản phẩm được áp dụng mang lại hiệu quả cao. Trong đó, Tranexamic acid là một trong những chất mang tới nhiều tác dụng trong khả năng hỗ trợ dưỡng trắng, chăm sóc da. Tìm hiểu để biết Tranexamic acid là gì, đồng thời xác định được những tác dụng mà thành phần này mang lại để ứng dụng trong dưỡng da được thực hiện phù hợp, chuẩn xác.

Tranexamic acid là gì?

Tranexamic acid chính là một dẫn xuất dạng tổng hợp của amino acid lysine – chất chống tiêu sợi huyết với khả năng tác dụng để ức chế hoạt hóa chuyển plasminogen thành plasmin. Các phân tử chịu trách nhiệm thực hiện phân hủy fibrin được thực hiện tốt. Bản chất của fibrin chính là thành phần tạo nên quá trình hình thành cục máu đông khi cầm máu.

Thành phần Tranexamic acid có thể tồn tại dưới nhiều dạng chiết xuất

Xét trên phương diện mỹ phẩm thì Tranexamic acid có thể tồn tại dưới nhiều dạng chiết xuất hoàn toàn khác biệt như Tranexamic Acid hoặc m-tranexamic acid. Được dùng dưới 3 dạng chủ yếu là bôi trực tiếp ngoài da, viên uống, hoặc có thể tiếp trực tiếp.

Những công dụng chính của Tranexamic acid

Tìm hiểu xác định Tranexamic acid là gì giúp chúng ta có được những thông tin cơ bản nhất. Bên cạnh đó, việc xác định được những công dụng, tác dụng chính của Tranexamic acid cũng cần được nắm bắt một cách chính xác. Tranexamic acid là chất giúp ức chế plasmin mang lại khả năng làm trắng hiệu quả. Công dụng này tình cờ được phát triển trong quá trình nghiên cứu về xuất huyết.

Tính từ thời điểm năm 1979 cho tới nay thì các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu để đánh giá về công dụng, hiệu quả trị nám của thành phần hữu ích này. Bởi thế, đối với Tranexamic acid chúng thường được nhắc tới với những công dụng hiệu quả trong làm đẹp tiêu biểu chính là:

Tranexamic acid mang tới nhiều tác dụng hữu ích trong dưỡng trắng da
  • Khả năng giúp làm trắng, đồng thời giúp ngăn chặn để loại bỏ dễ dàng ắc tố da, hiệu quả trong việc giúp ngăn ngừa được quá trình tích tụ melanin.
  • Tác dụng trong ngăn chặn cũng như điều trị tình trạng nám, tàn nhang trên da, cải thiện tình trạng da đen, da cháy nắng, giảm tình trạng điểm đen do ánh nắng mặt trời gây ra.
  • Tranexamic acid có công dụng trong việc giúp phục hồi vùng da bị hư hỏng bị gây ra bởi tia UVA/UVB, hoặc do ô nhiễm, hay các yếu tố moi trường khác tác dụng lên da.
  • Khả năng chống viêm được đánh giá cao của Tranexamic acid. Công dụng trong chống tình trạng viêm mãn tính ở dạng nhẹ tại những vị trí dạng điểm, đồng thời cũng giúp ngăn chặn được quá trình kích hoạt melanocyte.

Dùng thành phần Tranexamic acid có an toàn?

Xác định được Tranexamic acid là gì, cũng như công dụng của nó giúp quá trình sản xuất các dòng mỹ phẩm có chứa thành phần này càng nhiều. Mang tới nhiều tác dụng tích cực cho làn da, hỗ trợ chăm sóc và dưỡng da hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế việc dùng sản phẩm có thành phần Tranexamic acid thực sự an toàn hay không thì không phải ai cũng biết một cách cụ thể, chính xác.

Tùy thuộc vào hình thức cơ thể tiếp nhận Tranexamic acid mà nó có những tác dụng riêng, cũng có cách sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, xét một cách tổng quan thì Tranexamic acid là an toàn cho da, được đánh giá cao bởi:

Đánh giá về mức độ an toàn của Tranexamic acid trước khi sử dụng là yêu cầu cơ bản
  • Sản phẩm bôi ngoài da có chứa Tranexamic acid được đánh giá có mức độ ổn định với nhiệt độ, ánh sáng, oxy, độ pH, không yêu cầu cần được bảo vệ đặc biệt vẫn duy trì được công dụng, được đánh giá cao nếu so với các thành phần có công dụng làm trắng thông thường. Không chất kích thích, không quá nhạy cảm với da nên có thể sử dụng ở nồng độ dưới 3% cho các mỹ phẩm dưỡng trắng.
  • Sản phẩm ở dạng uống thông thường dùng với nồng độ thấp, trong thời gian ngắn không gây ra những tác dụng phụ rõ rệt nào. Tuy nhiên, với sản phẩm chứa Tranexamic acid nồng độ cao, dùng thời gian dài sẽ có một vài tác dụng phụ nhất định xuất hiện.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng sản phẩm chứa Tranexamic acid như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,… Song chỉ khi dùng liều quá cao mới xuất hiện, đồng thời triệu chứng sẽ giảm khi chúng ta giảm liều. Ngoài ra, nguy cơ hạ huyết áp cũng có thể xuất hiện, nhất là sau khi truyền trực tiếp vào tĩnh mạch nhanh.

Tìm hiểu chính xác để biết Tranexamic acid là gì, đồng thời cũng tham khảo các thông tin cơ bản liên quan tới thành phần này sẽ là những thông tin vô cùng hữu ích. Với thành phần Tranexamic acid trong các loại mỹ phẩm được biết tới với nhiều công dụng hữu ích cho da. Sử dụng hợp lý sản phẩm có nồng độ Tranexamic acid phù hợp đảm bảo đem lại công dụng hữu ích cùng mức độ an toàn cao như mỗi người mong muốn có thể đạt được.

]]>
https://yteduphongdanang.vn/tranexamic-acid-la-gi-tranexamic-acid-co-tac-dung-gi/feed/ 0