Riêng TP. Đà Nẵng tính từ đầu năm đến ngày 30/10/2022, thành phố đã ghi nhận 7.593 ca bệnh Sốt xuất huyết, tăng 19,2 lần so với cùng kỳ năm 2021, với số ca mắc trung bình lên đến 310 – 330 ca mắc/tuần. Số ca mắc SXHD tăng cao so với đường cong chuẩn 5 năm (2016-2020) và cùng kỳ năm 2019 (là năm có số ca SXHD cao nhất giai đoạn 2016-2021). Cùng thời điểm này các năm 2016-2021 là giai đoạn SXHD tăng cao và đạt đỉnh trong năm.
Số ổ dịch nhỏ SXHD tại thành phố Đà Nẵng có xu hướng gia tăng bắt đầu từ tuần 19/2022 và đã vượt ngưỡng đường cong chuẩn 5 năm (2016-2020) và tăng cao hơn so cùng kỳ năm 2019 (là năm có số ổ dịch nhỏ SXHD cao nhất giai đoạn 2016-2021), hiện đang đạt số lượng ca cao nhất ở tuần 27 với 48 ổ (gần bằng số ổ dịch nhỏ đỉnh dịch năm 2019). Trong các tuần gần đây số ổ dịch nhỏ có dấu hiệu tăng lại, tương tự với cùng kỳ giai đoạn 2016-2021 đây là thời điểm bắt đầu gia tăng cả số ca mắc và ổ dịch nhỏ trong năm.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Kiểm tra và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt
2. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa…
3. Loại bỏ các vật liệu phế thải
4. Ngủ màn
5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong phòng chống SXH
6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị
Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả là diệt muỗi, loăng quoăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để phòng chống Sốt xuất huyết (PCSXH) hiệu quả cần sự chung tay của Chính quyền các cấp, Ban ngành, các tổ chức chính trị – xã hội và đặc biệt là mỗi người dân trong cộng đồng ý thức trách nhiệm, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản ngay tại hộ gia đình.
Thư Anh