(1) Mắc nhiều bệnh nền: Tăng huyết áp, suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ, suy tim, đái tháo đường làm cho cơ thể thay đổi chuyển hóa theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng;
(2) Trước khi mắc COVID-19 điều kiện kinh tế của người bệnh khó khăn nên không điều trị dinh dưỡng đúng theo bệnh tức là thiếu chất lượng và số lượng thực phẩm đưa vào cơ thể hàng ngày;
(3) Không biết chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh.
Trên thế giới các nghiên cứu cho thấy, suy dinh dưỡng luôn được chứng minh là có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong. Vì suy dinh dưỡng làm hạn chế các phương pháp điều trị duy trì sự sống trong hồi sức tích cực (ICU) là tiên lượng xấu, cần xem xét dinh dưỡng để quyết định điều trị. Theo Charles và cộng sự 2017, nhóm bệnh nhân suy dinh dưỡng tăng nguy cơ tử vong cao gấp hai lần nhóm không có nguy cơ suy dinh dưỡng (theo SGA, NUTRIC).
Trong điều kiện bình thường, khi mắc bệnh nặng cấp tính cũng có thể bị suy dinh dưỡng rất nhanh. Đối với bệnh nhân suy thận mạn tính, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, kiêng khem quá mức, thiếu máu,… gây suy dinh dưỡng nhẹ lâu dần suy dinh dưỡng nặng mạn tính. Đợt này, bị nhiễm COVID-19 và nhiễm trùng làm cho suy dinh dưỡng nhanh và nặng hơn.
Khi cơ thể người bệnh bị suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch bị suy giảm, rất dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn, nấm… Khi đã nhiễm rồi, chúng sẽ lại càng thúc đẩy suy dinh dưỡng nhanh hơn, lúc này cơ thể sẽ đáp ứng kém với điều trị như kháng kháng sinh, suy hô hấp thở máy, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa, giảm chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong tế bào… người bệnh yếu cơ không thể cai máy thở, sốc giảm thể tích.
Giải pháp tại Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang
Bệnh viện Bạch Mai hiểu được việc đó nên cử đoàn chuyên gia vào phối hợp với Sở Y tế Đà Nẵng tại Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang. Theo TS.BS Vũ Thị Thanh (Trưởng phòng Dinh dưỡng điều trị, Trung tâm Dinh dưỡng, BV Bạch Mai), nhiều bệnh nhân nhiễm COVID-19 mắc nhiều bệnh lý nền suy thận giai đoạn cuối có lọc máu chu kỳ nhiều năm, tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng, suy dinh dưỡng nặng kéo dài, thiếu máu mức độ vừa và nặng đang được các bác sĩ Hồi sức, Thận nhân tạo, Nhiệt đới, dinh dưỡng, các điều dưỡng giỏi chăm sóc rất nhiệt tình.
Cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai, Lãnh đạo Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang đã quan tâm, nhiệt tình đáp ứng mọi yêu cầu của nhóm chuyên môn, Khoa dinh dưỡng với đội nhũ nhân viên chuyên nghiệp, nấu ăn cung cấp đến tận gường cho bệnh nhân mắc COVID-19.
Bệnh nhân được điều trị rất tích cực lọc máu, hô hấp hỗ trợ, kháng sinh, chế độ dinh dưỡng (súp, sữa dinh dưỡng y học, dịch truyền tĩnh mạch, vitamin,…) hàng ngày. Kết quả cho thấy những bệnh nhân suy dinh dưỡng độ nhẹ và vừa có đáp ứng tốt với điều trị, các triệu chứng cải thiện nhanh, nhưng với bệnh nhân có suy dinh dưỡng nặng và rất nặng đáp ứng rất kém với điều trị.
TS.BS Vũ Thị Thanh cho biết thêm, đối với các bệnh nhân mắc Covid-19 cần phải thường xuyên duy trì cân nặng nên có để cơ thể tăng sức đề kháng chống đỡ lại bệnh tật, khi mắc bệnh sẽ đáp ứng nhanh với điều trị trở về cuộc sống nhanh hơn, giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/)