Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
* Đối với vật nuôi:
Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; Không thả rông chó, mèo; phải xích, nhốt; nếu chó ra đường phải được rọ mõm. Diệt ngay chó và động vật lên cơn dại hoặc nghi mắc bệnh dại trong khu vực ổ dịch.
* Đối với con người:
Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo; Người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm vắc xin phòng sớm và đầy đủ các mũi tiêm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tùy theo tình trạng động vật, tình trạng vết cắn, vị trí vết cắn và tình hình bệnh dại trong vùng mà người bệnh được dùng vắc xin hoặc dùng vắc xin kết hợp với huyết thanh kháng dại (HTKD). Việc khám và điều trị dự phòng dại phải thực hiện càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ sau khi bị con vật cắn. Hiệu quả điều trị dự phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng vết cắn, vị trí cắn, thời gian từ khi bị cắn đến khi được tiêm vắc xin, loại vắc xin, đáp ứng miễn dịch của người bệnh.
Trong vòng 6 tháng sau tiêm vắc xin, người dân không sử dụng bất kỳ các loại đồ uống có cồn như rượu, bia … đặc biệt có một số thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành kháng thể kháng vi rút dại của cơ thể, do đó trong thời gian này khi đi khám chữa bệnh cần báo cho bác sỹ biết việc mình đang tiêm phòng dại.
* Tóm tắt điều trị dự phòng người bị súc vật cắn
Tình trạng vết cắn | Tình trạng súc vật (kể cả súc vật đã được tiêm phòng) | Điều trị | |
Tại thời điểm cắn | Trong 15 ngày | ||
Da lành | Không điều trị | ||
Da bị xước ở gần thần kinh trung ương | Bình thường | Tiêm vắc xin | |
Có triệu chứng dại | Tiêm HTKD và vắc xin dại |
||
Da bị xước nhẹ xa thần kinh trung ương | Bình thường | Theo dõi súc vật. | |
Ốm, triệu chứng dại | Tiêm vắc xin ngay khi con vật có triệu chứng | ||
Vết xước nhẹ, xa thần kinh trung ương | Không theo dõi được con vật | Tiêm vắc xin ngay. | |
Có triệu chứng dại | Tiêm HTKD và vắc xin | ||
– Vết thương gần não – Vết thương sâu, nhiều – Vết thương vùng đầu chi, |
– Bình thường – Không theo dõi được con vật |
|
Tiêm HTKD và vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt |
– Khi bị chó, mèo cắn phải khẩn trương đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả và quan trọng để phòng chống bệnh dại.
– Mỗi chúng ta cần phát huy hơn nữa ý thức cá nhân cùng tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng. Cùng nhắc nhở nhau về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, cách phòng tránh bệnh dại và cùng thực hiện cam kết 5 không: Không nuôi chó, mèo mà không tiêm phòng dại; Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương; Không nuôi chó, mèo thả rông; Không để chó, mèo cắn người; Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường./.