Có rất nhiều bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Mỗi loại bệnh được đặc trưng bởi các triệu chứng cụ thể mà chúng ta cần phân biệt chúng và tuân theo các khuyến nghị để chăm sóc trẻ tốt hơn. Một số bệnh nhiễm trùng ở trẻ em nổi bật nhất được trung tâm y tế dự phòng Đà Nẵng trình bày chi tiết hơn dưới đây.
Mục lục
Mục lục
1. Bệnh Thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh do nhiễm virus, đặc trưng bởi phát ban bắt đầu là những đốm màu hồng sau đó đậm dần, cuối cùng tạo vỉ và đóng vảy. Các phát ban có thể rất ngứa và nhiễm trùng có thể kèm theo các triệu chứng khác như chảy nước mũi và sốt.
Trẻ em bị bệnh thủy đậu nên giữ ở nhà trong 5 ngày từ khi các dấu hiệu đầu tiên của phát ban xuất hiện cho đến khi các mụn nước đã đóng vảy. Thủy đậu có thể được ngăn ngừa bằng tiêm chủng.
2. Bệnh đau mắt
Viêm kết mạc là nhiễm trùng kết mạc ở mắt, thường ảnh hưởng đến trẻ em. Nó thường làm cho đôi mắt trở nên đỏ và cảm thấy ngứa. Mí mắt cũng có thể dính với nhau, đặc biệt là khi trẻ thức dậy vào buổi sáng.
Trẻ bị viêm kết mạc nên giữ ở nhà, vì bệnh có thể lây truyền bệnh cho trẻ khác. Đề nghị rửa tay thường xuyên cho trẻ và tránh dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân, chẳng hạn như khăn.
3. Bệnh viêm dạ dày-ruột
Viêm dạ dày-ruột là một bệnh phổ biến của đường tiêu hóa, có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt và đau đầu.
Để ngăn chặn sự lây lan nhiễm trùng cho trẻ em khác, trẻ em nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi nôn mửa hoặc tiêu chảy và phải rửa tay cẩn thận sau khi sử dụng nhà vệ sinh và xử lý thực phẩm.
4. Bệnh Rubella
Còn được gọi là bệnh sởi Đức, Rubella là một bệnh tương đối nhẹ, ở hầu hết các trường hợp các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường, ở trẻ em có chảy nước mũi và sốt nhẹ, ngoài ra có phát ban màu hồng tạm thời trên da.
Tuy nhiên, bệnh có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai, do đó, bà mẹ tương lai có con nhỏ nên thận trọng khi bị nhiễm Rubella. Tiêm chủng được khuyến khích cho tất cả trẻ em và phụ nữ dự định có thai.
5. Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường là bệnh nhẹ với mụn nước xuất hiện xung quanh miệng hoặc trên long bàn tay và bàn chân. Nó cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý kỹ các biểu hiện để phân biệt bệnh tay chân miệng và bệnh thủy đậu. Vì biểu hiện của 2 loại bệnh này khá tương tự nhau.
Để tránh truyền bệnh cho trẻ khác, trẻ em mắc bệnh nên ở nhà cho đến khi các mụn nước đã khô và rửa tay kỹ sau khi chạm vùng bị ảnh hưởng và sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
6. Bệnh Chốc lở
Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng thường ảnh hưởng đến trẻ em tuổi đi học. Đặc trưng bởi sự xuất hiện của những đốm nhỏ, màu đỏ trên mặt, tay và da đầu, sau đó trở thành mụn mủ và đóng vảy.
Để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng, trẻ em bị bệnh nên ở nhà cho đến khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng sinh và các vết loét được băng thích hợp.
7. Bệnh Cúm
Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng do virus, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Các triệu chứng có thể bao gồm chảy nước mũi, đau họng, ho, sốt, đau cơ và đau đầu. Trẻ em bị bệnh nên ở nhà cho đến khi cơ thể cảm thấy tốt hơn. Rửa tay cẩn thận có thể giúp ngăn chặn sự lây lan bệnh cho người khác.
8. Bệnh sởi
Bệnh sởi được đặc trưng bởi phát ban nổi đốm đỏ trên mặt và cơ thể, kết hợp với các triệu chứng khác như mệt mỏi, chảy nước mũi, ho và sốt.
Trẻ em bị sởi nên giữ ở nhà ít nhất là 4 ngày sau khi xuất hiện phát ban. Tiêm chủng để ngăn chặn sự nhiễm trùng.
Bệnh viêm màng não do não mô cầu
Bệnh viêm màng não do não mô cầu liên quan đến sốt đột ngột và các triệu chứng khác như đau đầu, mệt mỏi, phát ban trên da, cứng cổ, buồn nôn và ói mửa.
Nếu một đứa trẻ có các triệu chứng đột ngột, cần được chăm sóc y tế ngay, điều trị kháng sinh kịp thời là cần thiết. Tiêm chủng để ngăn chặn bệnh.
9. Bệnh Quai bị
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh quai bị bao gồm tuyến mang tai bị sưng hoặc đau xung quanh xương hàm và sốt.
Trẻ em bị ảnh hưởng bởi bệnh quai bị nên giữ ở nhà cho ngày sau khi sưng bắt đầu xuất hiện để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cho người khác. Tiêm chủng cũng có sẵn cho trẻ em.
10. Bệnh ho gà
Ho gà thường bắt đầu với các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường với chảy nước mũi kéo dài, nhưng ho dai dẳng với những âm thanh đặc trưng khi trẻ thở hổn hển, ho thành cơn dài, ho liên tục, ho rồi lại ho, đến nỗi trẻ quên thở, và kết thúc cơn ho bằng một cái hít sâu tạo ra tiếng “ót” giống con gà kêu nên gọi là ho gà. Một số trẻ em cũng có thể bị nôn mửa.
Trẻ em bị bệnh nên ở nhà sau 5 ngày từ khi bắt đầu điều trị kháng sinh để tránh lây nhiễm. Trẻ em nên được tiêm chủng đầy đủ để ngăn chặn nhiễm trùng ở trẻ nhỏ./.
Bs. Nguyễn Hóa