Bệnh Sởi hiện đang gia tăng ở trẻ em dưới 9 tháng tuổi(Ảnh Internet)
Theo kết quả giám sát dịch bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm 2019 đến nay toàn tỉnh đã ghi nhận 87 ca Sốt phát ban nghi Sởi tại 7/14 huyện, thị xã, thành phố, trong đó lấy 50 mẫu xét nghiệm có 37 ca dương tính. So với cùng kỳ năm 2018 chỉ ghi nhận 10 ca sốt phát ban nghi Sởi và xét nghiệm không có ca nào dương tính. Đáng lo ngại hơn là số ca mắc ở nhóm tuổi từ 15 trở lên có 51/87 ca, xét nghiệm dương tính 15 ca và ở nhóm tuổi dưới 9 tháng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi có 9/87 ca, xét nghiệm dương tính 7 ca.
Bệnh Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch, tác nhân gây bệnh do vi rút Sởi gây lên, lây qua đường hô hấp thông qua dịch tiết mũi họng khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện.
Biểu hiện của bệnh bao gồm: giai đoạn tiền triệu có sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp, xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng (Koplik) ở niêm mạc miệng, sau chuyển giai đoạn phát ban.
Bệnh Sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng. Bệnh Sởi rất dễ lây lan và thường gây thành dịch lớn.
Nhiều người hay nhầm bệnh Sởi với Sốt phát ban nên chủ quan không đưa bệnh nhân đến cơ sở Y tế để khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ Trần Thị Diệp – Phó khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Khi mắc bệnh Sởi hoặc Sốt phát ban thì người bệnh đều có triệu chứng là sốt và phát ban. Chúng ta cần phân biệt 2 bệnh này, cụ thể như sau:
Về nguyên nhân gây bệnh:
Sốt phát ban hầu hết do virút gây ra chiếm 70-80%, trong đó đa phần là vi rút đường hô hấp lành tính, sốt phát ban không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của 1 số bệnh như: Sởi, Rubella, dị ứng, bệnh lupus ban đỏ….
Bệnh Sởi: do là vi rút thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae.
Về triệu chứng:
Sốt phát ban thông thường: sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ.
Bệnh Sởi: Phát ban do Sởi với tiến trình rất đặc trưng: lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng thân mình và tứ chi. Khi ban Sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự trên và để lại trên da những vết thâm lốm đốm như vằn da hổ”
Do sốt phát ban là triệu chứng của nhiều bệnh, khi có các triệu chứng sốt, viêm long đường hô hấp trên, phát ban thì người dân nên đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán phân biệt và điều trị, không nên tự ý ở nhà điều trị.
Để chủ động phòng, chống dịch Sởi, mỗi người cần chủ động tiêm phòng vắc xin Sởi và vắc xin phối hợp có thành phần Sởi đầy đủ và đúng lịch. Đặc biệt, các bậc phụ huynh có con nhỏ cần chú ý đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi tại các cơ sở Y tế: tiêm vắc xin Sởi đơn mũi 1 khi trẻ 9 tháng và tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin phối hợp Sởi – Rubella khi trẻ 18 tháng tuổi. Đồng thời cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng phòng ngừa mắc bệnh.
Trong trường hợp xuất hiện dịch Sởi, bác sĩ Trần Thị Diệp khuyến cáo: “ Cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tăng cường vệ sinh cá nhân hàng ngày: rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh đường mũi, họng, mắt bằng các dung dịch nước muối sinh lý đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân (như: người sống cùng nhà, thầy thuốc trực tiếp chăm sóc, điều trị). Khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người bệnh. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp ở khu vực ổ dịch. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng.
Khử trùng và vệ sinh thông khí: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày. Thường xuyên lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung, đồ chơi của trẻ hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.”
Người dân khi có biểu hiện mắc bệnh Sởi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời, không để dịch Sởi lây truyền trong cộng đồng.
Bệnh Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch, tác nhân gây bệnh do vi rút Sởi gây lên, lây qua đường hô hấp thông qua dịch tiết mũi họng khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện.
Biểu hiện của bệnh bao gồm: giai đoạn tiền triệu có sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp, xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng (Koplik) ở niêm mạc miệng, sau chuyển giai đoạn phát ban.
Bệnh Sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng. Bệnh Sởi rất dễ lây lan và thường gây thành dịch lớn.
Nhiều người hay nhầm bệnh Sởi với Sốt phát ban nên chủ quan không đưa bệnh nhân đến cơ sở Y tế để khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ Trần Thị Diệp – Phó khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Khi mắc bệnh Sởi hoặc Sốt phát ban thì người bệnh đều có triệu chứng là sốt và phát ban. Chúng ta cần phân biệt 2 bệnh này, cụ thể như sau:
Về nguyên nhân gây bệnh:
Sốt phát ban hầu hết do virút gây ra chiếm 70-80%, trong đó đa phần là vi rút đường hô hấp lành tính, sốt phát ban không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của 1 số bệnh như: Sởi, Rubella, dị ứng, bệnh lupus ban đỏ….
Bệnh Sởi: do là vi rút thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae.
Về triệu chứng:
Sốt phát ban thông thường: sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ.
Bệnh Sởi: Phát ban do Sởi với tiến trình rất đặc trưng: lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng thân mình và tứ chi. Khi ban Sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự trên và để lại trên da những vết thâm lốm đốm như vằn da hổ”
Do sốt phát ban là triệu chứng của nhiều bệnh, khi có các triệu chứng sốt, viêm long đường hô hấp trên, phát ban thì người dân nên đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán phân biệt và điều trị, không nên tự ý ở nhà điều trị.
Để chủ động phòng, chống dịch Sởi, mỗi người cần chủ động tiêm phòng vắc xin Sởi và vắc xin phối hợp có thành phần Sởi đầy đủ và đúng lịch. Đặc biệt, các bậc phụ huynh có con nhỏ cần chú ý đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi tại các cơ sở Y tế: tiêm vắc xin Sởi đơn mũi 1 khi trẻ 9 tháng và tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin phối hợp Sởi – Rubella khi trẻ 18 tháng tuổi. Đồng thời cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng phòng ngừa mắc bệnh.
Trong trường hợp xuất hiện dịch Sởi, bác sĩ Trần Thị Diệp khuyến cáo: “ Cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tăng cường vệ sinh cá nhân hàng ngày: rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh đường mũi, họng, mắt bằng các dung dịch nước muối sinh lý đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân (như: người sống cùng nhà, thầy thuốc trực tiếp chăm sóc, điều trị). Khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người bệnh. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp ở khu vực ổ dịch. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng.
Khử trùng và vệ sinh thông khí: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày. Thường xuyên lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung, đồ chơi của trẻ hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.”
Người dân khi có biểu hiện mắc bệnh Sởi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời, không để dịch Sởi lây truyền trong cộng đồng.