Theo đó, huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các thôn, xóm, cụm dân cư trên địa bàn phối hợp với Trạm y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh SXH. Huy động sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh; đoàn viên, thanh niên, phụ nữ, giáo viên, học sinh, công an, dân phòng… và người dân thực hiện vệ sinh môi trường, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH cho cộng đổng, từng hộ gia đình thường xuyên tổng vệ sinh môi trường, hàng tuần tìm và diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước; khi có dấu hiệu mắc bệnh dịch đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Chủ động tổ chức tổng vệ sinh môi trường phòng, chống dịch SXH ít nhất 1 lần/tháng và triển khai các biện pháp phòng, chống SXH theo tình huống diễn biến của dịch. Đảm bảo kinh phí, nhân lực cho hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương.
Các cán bộ TTYT phun hóa chất tại trường học phòng chống dịch bệnh.
Phòng y tế huyện chủ trì, phối hợp với TTYT huyện, các ban ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn. Báo cáo tình hình dịch bệnh, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác phòng chống dịch. Tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt bọ gậy, xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng, cộng tác viên. Tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ làm công tác điều trị tại TTYT và các Trạm y tế xã, thị trấn.
Tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch; thông tin diễn biến dich, các biện pháp phòng chống dịch cho các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân. Đảm bảo đủ cơ số thuốc, hóa chất và để kịp thời tiếp nhận điều trị sớm bệnh nhân, hạn chế tối đa tử vong do SXH. Thành lập đội cấp cứu cơ động, sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị trong xử lý và cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Thường xuyên báo cáo, đề xuất kịp thời các giải pháp, phương án trình UBND huyện chỉ đạo xử lý tình hình dịch bệnh bất thường trên địa bàn.