(Nốt phỏng nước ở bệnh nhân mắc bệnh Đậu mùa khỉ)
ĐMK là một bệnh hiếm gặp do nhiễm virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus. Chi này có khoảng 12 loại virus, bao gồm virus Variola (gây bệnh đậu mùa ở người), virus gây bệnh đậu mùa ở bò, ngựa, khỉ…
Nhiều loài động vật khác nhau đã được xác định là bị bệnh ĐMK, đó là Sóc Congo, Chuột túi khổng lồ Châu Phi, chuột sóc, động vật linh trưởng không phải người và các loài khác.
Con đường lây truyền bệnh Đậu mùa khỉ
Từ động vật sang người: do vết cắn hoặc vết xước, sơ chế thịt động vật, tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể hoặc tiếp xúc gián tiếp với vật dụng bị nhiễm virus (dịch tiết, chất thải, áo quần, chăn ga gối nệm…).
Từ người sang người: được cho là chủ yếu xảy ra qua các giọt bắn lớn đường hô hấp. Các giọt bắn này thường không thể di chuyển quá vài mét, vì vậy cần phải tiếp xúc trực tiếp lâu dài (nhân viên y tế, các thành viên trong gia đình bệnh nhân, người tiếp xúc gần sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn). Các phương thức lây truyền từ người sang người khác bao gồm tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể hoặc tiếp xúc gián tiếp với vật liệu bị nhiễm virus.
Từ mẹ sang con: sự lây truyền cũng có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi (có thể dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh) hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.
Qua đường tình dục: khi tiếp xúc gần gũi dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm: hôn, chạm, quan hệ tình dục bằng miệng và âm đạo hoặc hậu môn với người mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Chẩn đoán phân biệt bệnh Đậu mùa khỉ với các bệnh khác
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, dựa trên triệu chứng sốt, phát ban và hạch to, cần chẩn đoán phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với các bệnh sau: Đậu mùa (smallpox), Thủy đậu (chicken pox), Herpes lan tỏa, Tay chân miệng:
Nguyễn Minh