Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu mỗi năm để xác định chủng ngừa cúm bảo vệ chống lại bệnh cúm như thế nào. Trong khi hiệu quả vaccine có thể khác nhau, các nghiên cứu gần đây cho thấy vaccine làm giảm nguy cơ của bệnh cúm khoảng 50% đến 60% trong dân số chung trong mùa, khi hầu hết virus cúm lưu hành giống như các virus vaccine. Hãy cùng Trung tâm y tế dự phòng Đà Nẵng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Vaccine ngừa cúm.
Yếu tố ảnh hưởng vắc-xin là gì
Hiệu quả của vaccine cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào người được chủng ngừa, có thể dao động từ mùa này sang mùa khác. Ít nhất hai yếu tố này đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng rằng vaccine cúm sẽ bảo vệ con người khỏi bệnh cúm:
1) Đặc điểm của người được tiêm chủng (như tuổi tác và sức khỏe)
2) Sự giống nhau giữa virus cúm chủng ngừa được đưa vào trong vaccine và các loại virus cúm lây lan trong cộng đồng.
Khi chủng ngừa cúm không phù hợp với các virus lưu hành, có thể không có lợi ích từ chủng ngừa cúm đã được quan sát thấy. Lợi ích của việc tiêm chủng sẽ khác nhau giữa dân số, tùy thuộc vào đặc điểm của người được tiêm phòng và thậm chí, có khả năng, phụ thuộc loại vaccin được sử dụng.
Kết quả nghiên cứu về hiệu quả vaccin có thể khác nhau dựa trên thiết kế nghiên cứu, kết quả đo, dân số nghiên cứu và mùa cúm. Những khác biệt này có thể làm cho việc đánh giá hiệu quả của vaccine là khác nhau ở các nghiên cứu khác nhau.
Những lợi ích của việc tiêm phòng cúm là gì
- Tiêm phòng cúm có thể giữ cho bạn khỏi bị bệnh cúm.
- Tiêm phòng cúm có thể làm giảm nguy cơ nhập viện cúm liên quan, bao gồm cả trẻ em và người lớn tuổi.
- Một nghiên cứu trong mùa cúm 2010-2012 vào năm 2014 cho thấy vaccin cúm giảm nguy cơ trẻ em nhập viện chăm sóc đặc biệt (PICU) liên quan đến cúm 74%.
- Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy những người từ 50 tuổi trở lên tiêm vaccin cúm giảm nguy cơ vào bệnh viện vì bệnh cúm 57%.
- Tiêm phòng cúm là một công cụ phòng ngừa quan trọng đối với những người có bệnh mãn tính.
- Chủng ngừa cúm có liên quan đến giảm một số biến cố tim mạch ở những người có bệnh tim khi bị cúm, đặc biệt là trong số những người đã có một biến cố tim mạch trong năm qua.
- Chủng ngừa cúm giảm nhập viện ở những người bị bệnh tiểu đường (79%) và bệnh phổi mãn tính (52%) khi bị cúm.
- Tiêm chủng giúp bảo vệ phụ nữ trong và sau khi mang thai. Chủng ngừa cũng bảo vệ em bé đang phát triển trong thời kỳ mang thai và một vài tháng sau khi em bé được sinh ra.
- Một nghiên cứu đã xem xét hiệu quả của vaccin cúm ở phụ nữ mang thai cho thấy rằng chủng ngừa làm giảm một nữa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do cúm
- Tiêm phòng cúm cũng có thể làm giảm nhẹ bệnh nếu mắc bệnh.
- Tiêm phòng cúm cho bản thân mình cũng bảo vệ những người xung quanh, kể cả những người dễ bị tổn thương hơn đối với bệnh cúm nghiêm trọng, như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già và những người có bệnh mãn tính nào đó.
Vaccine cúm và hiệu quả chống lại tất cả các loại cúm và virus gây cảm lạnh
Vaccine cúm thông thường được thiết kế để bảo vệ chống lại bệnh gây ra bởi vi rút cúm. Vaccine cúm KHÔNG bảo vệ chống lại bệnh gây ra bởi virus khác gây ra các triệu chứng giống cúm. Có rất nhiều loại virus khác ngoài virus cúm có thể dẫn đến các triệu chứng giống bệnh cúm lây lan trong mùa cúm. Các loại virus này gồm rhinovirus (một nguyên nhân của “cảm lạnh”) và virus hợp bào hô hấp (RSV), là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh hô hấp nặng ở trẻ nhỏ, cũng như nguyên nhân dẫn đến tử vong do bệnh đường hô hấp ở những người từ 65 tuổi trở lên.
Nói chung, chủng ngừa cúm có hiệu quả tốt nhất đối với những người lớn khỏe mạnh và trẻ lớn. Một số người lớn tuổi và những người có bệnh mãn tính nào đó có thể có khả năng miễn dịch kém hơn so với trẻ em khỏe mạnh và người lớn sau khi tiêm. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người này, chủng ngừa cúm vẫn có thể cung cấp một số bảo vệ.
Những người già có hệ miễn dịch yếu hơn thường có một phản ứng miễn dịch bảo vệ thấp hơn sau khi tiêm vaccin cúm so với người khỏe mạnh. Điều này có thể dẫn đến hiệu quả vaccine thấp hơn ở những người này (hiệu quả < 30%).Tuy nhiên các bác sỹ vẫn khuyên người lớn tuổi nên được chủng ngừa? vì những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh nặng, phải nhập viện và tử vong do cúm, được bảo vệ vẫn tốt hơn là không có bảo vệ, đặc biệt là người trong nhóm có nguy cơ cao. Một nghiên cứu kết luận rằng tiêm phòng cúm đã phòng ngừa cho 4.000 người khỏi bị tử vong vì bệnh cúm (Fireman et al, 2009).
Ở người già yếu, nhập viện có thể đánh dấu sự khởi đầu của một sự suy giảm đáng kể trong sức khỏe tổng thể và tính linh hoạt, có khả năng dẫn đến mất khả năng sống độc lập hoặc để hoàn thành các hoạt động cơ bản của cuộc sống hàng ngày. Trong khi bảo vệ sức khỏe người già từ chủng ngừa cúm hàng năm vẫn là sự bảo vệ tốt nhất hiện nay đối với bệnh cúm.
Có ít dữ liệu cho thấy rằng tiêm phòng bệnh cúm có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng bệnh cúm; như vậy trong khi những người được chủng ngừa vẫn có thể bị lây nhiễm cúm, tuy nhiên bệnh của họ có thể nhẹ hơn.
Hiệu quả chủng ngừa bệnh cúm ở trẻ em?
Nói chung, chủng ngừa cúm có hiệu quả tốt nhất ở những người lớn khỏe mạnh và trẻ em trên 2 tuổi. Lợi ích của vaccin cúm thường giảm ở trẻ dưới 2 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy vaccin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm bằng khoảng 50-60% tổng dân số trong mùa khi hầu hết các virus cúm lưu hành giống như các virus chủng ngừa cúm trong vaccin.
Bác sĩ Nguyễn Hóa