Vắc xin phòng bệnh SXH đã có trên thế giới nhưng Việt Nam chưa đưa vào sử dụng
Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới, Mexico là nước đầu tiên trên thế giới cho phép sử dụng vắc xin phòng bệnh SXH. Đó là vắc xin Dengvaxia (CYD-TDV) của hãng dược phẩm Pháp Sanofi Pasteur – có thể ngăn chặn sự phát triển của 4 týp vi rút sốt xuất huyết. Tỷ lệ phòng sốt xuất huyết của vắc xin là 60,8%. Vắc xin đã nghiên cứu trong vòng 20 năm và được thử nghiệm tại 17 quốc gia trên thế giới.
Vắc xin Dengvaxia đã được phê duyệt nhưng chưa được sử dụng tại Việt Nam
Đầu tháng 5/2019, vắc xin này đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thông qua. Vắc xin chủ yếu dùng cho người từ 9-45 tuổi sống trong vùng sốt xuất huyết lưu hành. Điều này có nghĩa là trẻ dưới 9 tuổi không thuộc đối tượng sử dụng vắc xin do hiệu quả bảo vệ đối với trẻ ở độ tuổi này rất thấp. Tuy nhiên, trẻ em lại là đối tượng có nguy cơ mắc SXH cao nhất.
Năm 2011, Viện Pasteur TP.HCM đã thực hiện nghiên cứu vắc xin này trên 2.336 trẻ trong độ tuổi 2-14 tuổi tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang và TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu kết thúc vào tháng 11/2017. Kết quả phân tích tổng hợp từ các nghiên cứu cho thấy, vắc xin Dengvaxia cho hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh SXH ở đối tượng 9 đến 16 tuổi đã từng nhiễm sốt xuất huyết trước đó.
Tuy nhiên cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa đưa vắc xin phòng bệnh SXH vào sử dụng. Điều này được lý giải là do điều kiện đặc biệt của loại vắc xin này đó là trẻ phải có tiền sử mắc SXH rồi thì vắc xin mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả của vắc xin cũng không quá cao. Chính vì vậy, Việt Nam chưa đưa vào sử dụng.
Vậy vắc xin nào cho bệnh Sốt xuất huyết ở nước ta?
SXH là một trong những căn bệnh do muỗi truyền lan nhanh nhất trên thế giới và từng gây ra nhiều vụ dịch lớn ở nhiều nước. Từ chỗ chỉ xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa ở những nơi dân cư đông đúc, đến nay bệnh được ghi nhận ở khắp mọi nơi và xuất hiện quanh năm. Nước ta có khí hậu nhiệt đới lại càng là điều kiện hết sức thuận lợi để muỗi phát triển và truyền bệnh với hàng ngàn ca mắc mỗi năm.
Thực tế, cho đến thời điểm này vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc hiệu trị bệnh SXH. “Vắc xin” tốt nhất cho đến thời điểm này là sự tham gia tích cực của chính mỗi người dân trong việc thực hiện các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng.
Năm 2011, Viện Pasteur TP.HCM đã thực hiện nghiên cứu vắc xin này trên 2.336 trẻ trong độ tuổi 2-14 tuổi tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang và TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu kết thúc vào tháng 11/2017. Kết quả phân tích tổng hợp từ các nghiên cứu cho thấy, vắc xin Dengvaxia cho hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh SXH ở đối tượng 9 đến 16 tuổi đã từng nhiễm sốt xuất huyết trước đó.
Tuy nhiên cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa đưa vắc xin phòng bệnh SXH vào sử dụng. Điều này được lý giải là do điều kiện đặc biệt của loại vắc xin này đó là trẻ phải có tiền sử mắc SXH rồi thì vắc xin mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả của vắc xin cũng không quá cao. Chính vì vậy, Việt Nam chưa đưa vào sử dụng.
Vậy vắc xin nào cho bệnh Sốt xuất huyết ở nước ta?
SXH là một trong những căn bệnh do muỗi truyền lan nhanh nhất trên thế giới và từng gây ra nhiều vụ dịch lớn ở nhiều nước. Từ chỗ chỉ xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa ở những nơi dân cư đông đúc, đến nay bệnh được ghi nhận ở khắp mọi nơi và xuất hiện quanh năm. Nước ta có khí hậu nhiệt đới lại càng là điều kiện hết sức thuận lợi để muỗi phát triển và truyền bệnh với hàng ngàn ca mắc mỗi năm.
Thực tế, cho đến thời điểm này vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc hiệu trị bệnh SXH. “Vắc xin” tốt nhất cho đến thời điểm này là sự tham gia tích cực của chính mỗi người dân trong việc thực hiện các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng.
Vắc xin tốt nhất chính là sự tham gia của mỗi người dân
Như chúng ta đã biết, SXH là một bệnh do muỗi truyền. Muỗi có đặc điểm sinh sản trong các dụng cụ chứa nước, phế thải mà hầu hết mọi gia đình đều có. Nơi cư trú của muỗi là ở xung quanh nơi con người sinh sống, nhất là những chỗ tối như: gầm giường, hốc tủ, quần áo treo trên vách, chăn màn, dây phơi đồ và đồ dùng trong nhà. Muỗi tồn tại xung quanh chúng ta và muốn không còn bệnh SXH thì chúng ta phải diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi. Vì thế, để phòng bệnh SXH, riêng ngành Y tế là không đủ mà cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng.
Cần lưu ý rằng, muỗi truyền bệnh SXH thích đẻ trứng nơi nước trong, sạch như: chậu, lọ cắm hoa, cây cảnh, khay nước thải điều hòa, dụng cụ chứa nước thải tủ lạnh, những dụng cụ chứa nước trên tất cả các tầng, sân thượng, lan can… tại các hộ gia đình. Ngoài ra còn có trong các dụng cụ chứa nước như bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, bể nước nhà vệ sinh, xô, chậu, máng gia súc/gia cầm, bể cây cảnh, đồ phế thải, hốc cây, lon, hũ, chai..
Trứng muỗi có thể bám vào thành các dụng cụ này và sống được trong 6 tháng kể cả trong điều kiện khô hạn, khi mưa xuống, trứng ngập nước sẽ nở thành lăng quăng và phát triển thành muỗi. Vi rút truyền bệnh có thể truyền từ muỗi mẹ sang đời sau qua trứng. Chính vì vậy, quan niệm muỗi chỉ đẻ trứng ở những nơi nước đọng, nước bẩn là không đúng. Ngoài ra, nếu chúng ta thay nước các vật dụng chứa nước mà không cọ rửa thì cũng không diệt được tận gốc lăng quăng/bọ gậy.
Bên cạnh đó cũng cần hiểu rằng, việc phun hóa chất của Ngành Y tế không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Hóa chất diệt muỗi được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đều là những hóa chất đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo an toàn với người, gia súc, gia cầm và đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Vì thế, trong thời gian có dịch, người dân cần tích cực phối hợp với cơ quan y tế để phun hóa chất bằng máy phun có động cơ, không nên tự ý mua hóa chất và phun trừ muỗi tại nhà.
Cần lưu ý rằng, muỗi truyền bệnh SXH thích đẻ trứng nơi nước trong, sạch như: chậu, lọ cắm hoa, cây cảnh, khay nước thải điều hòa, dụng cụ chứa nước thải tủ lạnh, những dụng cụ chứa nước trên tất cả các tầng, sân thượng, lan can… tại các hộ gia đình. Ngoài ra còn có trong các dụng cụ chứa nước như bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, bể nước nhà vệ sinh, xô, chậu, máng gia súc/gia cầm, bể cây cảnh, đồ phế thải, hốc cây, lon, hũ, chai..
Trứng muỗi có thể bám vào thành các dụng cụ này và sống được trong 6 tháng kể cả trong điều kiện khô hạn, khi mưa xuống, trứng ngập nước sẽ nở thành lăng quăng và phát triển thành muỗi. Vi rút truyền bệnh có thể truyền từ muỗi mẹ sang đời sau qua trứng. Chính vì vậy, quan niệm muỗi chỉ đẻ trứng ở những nơi nước đọng, nước bẩn là không đúng. Ngoài ra, nếu chúng ta thay nước các vật dụng chứa nước mà không cọ rửa thì cũng không diệt được tận gốc lăng quăng/bọ gậy.
Bên cạnh đó cũng cần hiểu rằng, việc phun hóa chất của Ngành Y tế không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Hóa chất diệt muỗi được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đều là những hóa chất đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo an toàn với người, gia súc, gia cầm và đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Vì thế, trong thời gian có dịch, người dân cần tích cực phối hợp với cơ quan y tế để phun hóa chất bằng máy phun có động cơ, không nên tự ý mua hóa chất và phun trừ muỗi tại nhà.
Người dân cần phối hợp với ngành y tế trong việc phun thuốc diệt muỗi
Khi phun hóa chất diệt muỗi, người dân cần che đậy, thu dọn thực phẩm, nước uống, di chuyển người, vật nuôi ra khỏi khu vực phun, đóng cửa sổ, cửa ra vào để muỗi không bay ra ngoài. Người trong gia đình chỉ vào nhà sau 60 phút kể từ khi phun hóa chất.
Bệnh SXH không có miễn dịch cho người đã mắc bệnh mà mỗi người có thể sẽ mắc SXH 4 lần trong cuộc đời. Do đó, khi có các biểu hiện của bệnh như sốt cao đột ngột, người mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ… thì cần đến ngay đến cơ sở y tế để khám.
Muỗi truyền bệnh SXH còn truyền nhiều bệnh khác như bệnh do vi rút Zika, bệnh sốt vàng… Chính vì thế, mỗi một người dân cần trở thành “khắc tinh” của muỗi, lăng quăng để muỗi không còn cơ hội gây bệnh, đảm bảo sức khỏe của chính bản thân và cộng đồng.
Bệnh SXH không có miễn dịch cho người đã mắc bệnh mà mỗi người có thể sẽ mắc SXH 4 lần trong cuộc đời. Do đó, khi có các biểu hiện của bệnh như sốt cao đột ngột, người mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ… thì cần đến ngay đến cơ sở y tế để khám.
Muỗi truyền bệnh SXH còn truyền nhiều bệnh khác như bệnh do vi rút Zika, bệnh sốt vàng… Chính vì thế, mỗi một người dân cần trở thành “khắc tinh” của muỗi, lăng quăng để muỗi không còn cơ hội gây bệnh, đảm bảo sức khỏe của chính bản thân và cộng đồng.
Hải Yến