Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng dụng cụ phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế khi tham gia chống dịch COVID-19. Theo WHO, dựa trên các bằng chứng có sẵn, bệnh COVID-19 lây lan từ người mắc sang người lành thông qua tiếp xúc gần và các giọt nhỏ chứ không phải lây truyền qua đường không khí. Những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất là những người tiếp xúc gần với người bệnh COVID-19 hoặc người trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19.
WHO khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất trong cộng đồng bao gồm:
– Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên bằng cách sát trùng bằng cồn nếu không thấy tay bẩn hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước nếu thấy tay bẩn;
– Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng;
– Thực hành vệ sinh hô hấp đúng cách bằng cách lấy khuỷu tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi hoặc sử dụng khăn giấy và bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác kín;
– Đeo khẩu trang y tế nếu có triệu chứng hô hấp và thực hiện vệ sinh tay ngay sau tháo bỏ khẩu trang;
– Duy trì khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 1m với những người có triệu chứng hô hấp.
Ngoài ra, WHO khuyến cáo nhân viên y tế cần có thêm các biện pháp bảo vệ bản thân và ngăn ngừa bị lây nhiễm
Các biện pháp phòng hộ cá nhân thích hợp PPE (Personal Protective Equipment bao gồm: găng tay y tế, khẩu trang y tế, mặt nạ chuyên dụng, kính bảo hộ, áo choàng, tạp dề…) dùng cho nhân viên y tế là không thể thiếu khi tham gia chống dịch COVID-19 – WHO nhấn mạnh.
WHO khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất trong cộng đồng bao gồm:
– Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên bằng cách sát trùng bằng cồn nếu không thấy tay bẩn hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước nếu thấy tay bẩn;
– Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng;
– Thực hành vệ sinh hô hấp đúng cách bằng cách lấy khuỷu tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi hoặc sử dụng khăn giấy và bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác kín;
– Đeo khẩu trang y tế nếu có triệu chứng hô hấp và thực hiện vệ sinh tay ngay sau tháo bỏ khẩu trang;
– Duy trì khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 1m với những người có triệu chứng hô hấp.
Ngoài ra, WHO khuyến cáo nhân viên y tế cần có thêm các biện pháp bảo vệ bản thân và ngăn ngừa bị lây nhiễm
Các biện pháp phòng hộ cá nhân thích hợp PPE (Personal Protective Equipment bao gồm: găng tay y tế, khẩu trang y tế, mặt nạ chuyên dụng, kính bảo hộ, áo choàng, tạp dề…) dùng cho nhân viên y tế là không thể thiếu khi tham gia chống dịch COVID-19 – WHO nhấn mạnh.
Phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế
là hết sức cần thiết khi tham gia chống dịch COVID-19.
là hết sức cần thiết khi tham gia chống dịch COVID-19.
Các biện pháp phòng ngừa cho nhân viên y tế tham gia chăm sóc bệnh nhân COVID-19 bao gồm sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân thích hợp PPE, điều này đòi hỏi phải có hoạt động cung ứng, huấn luyện cách sử dụng, cách tiêu huỷ sau khi sử dụng.
Sự khan hiếm, cạn kiệt PPE đẩy các nhân viên y tế – lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19 đến những nguy hiểm do thiếu thiết bị bảo vệ.
WHO ước tính trên toàn thế giới, trong cuộc chiến với COVID-19, mỗi 01 tháng, các nhân viên y tế cần đến các trang thiết bị bảo hộ: 2,3 triệu khẩu trang N95; 89 triệu khẩu trang y tế; 30 triệu áo choàng chuyên dụng; 1,59 triệu kính bảo vệ; 76 triệu đôi găng tay y tế; 2,9 triệu lít dung dịch sát khuẩn tay.
Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới. Tính đến 10h ngày 5/3/2020, toàn thế giới có hơn 95.000 người nhiễm, 3.285 người đã tử vong. Còn tại Việt Nam có 16 trường hợp mắc và đều đã điều trị khỏi. 92 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng. Ngoài ra, đến ngày 5/3 có hơn 16.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe.
Sự khan hiếm, cạn kiệt PPE đẩy các nhân viên y tế – lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19 đến những nguy hiểm do thiếu thiết bị bảo vệ.
WHO ước tính trên toàn thế giới, trong cuộc chiến với COVID-19, mỗi 01 tháng, các nhân viên y tế cần đến các trang thiết bị bảo hộ: 2,3 triệu khẩu trang N95; 89 triệu khẩu trang y tế; 30 triệu áo choàng chuyên dụng; 1,59 triệu kính bảo vệ; 76 triệu đôi găng tay y tế; 2,9 triệu lít dung dịch sát khuẩn tay.
Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới. Tính đến 10h ngày 5/3/2020, toàn thế giới có hơn 95.000 người nhiễm, 3.285 người đã tử vong. Còn tại Việt Nam có 16 trường hợp mắc và đều đã điều trị khỏi. 92 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng. Ngoài ra, đến ngày 5/3 có hơn 16.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe.
Ths. Nguyễn Hữu Quý
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng
(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/)
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng
(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/)